Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ để kịp thời hạn giao hàng vào cuối năm 2023 không?
- Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ để kịp thời hạn giao hàng vào cuối năm 2023 không?
- Công ty ép buộc người lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì có bị xử phạt không?
- Công ty tổ chức làm thêm giờ thì có phải thông báo với cơ quan nhà nước không?
- Trong một năm nhân viên được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ để kịp thời hạn giao hàng vào cuối năm 2023 không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo như quy định trên thì công ty có quyền sử dụng người lao động để làm thêm giờ, tăng ca nhưng phải nhận được sự đồng ý của người lao động; phải bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường của 01 ngày.
Bên cạnh đó, tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và không cần sự đồng ý của người lao động khi thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.
Như vậy, việc yêu cầu người lao động tăng ca, làm thêm giờ không thuộc trường hợp đặc biệt nên phải nhận được sự đồng ý của người lao động.
Do đó, việc công ty ép buộc nhân viên phải tăng ca, làm thêm giờ nhằm mục đích kịp đơn hàng để giao vào dịp cuối năm là không đúng quy định của pháp luật về lao động.
Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ để kịp thời hạn giao hàng vào cuối năm 2023 không?
Công ty ép buộc người lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì có bị xử phạt không?
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo đó, người sử dụng lao động ép buộc nhân viên làm thêm giờ, tăng ca mà không được sự đồng ý của nhân viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Chú ý: mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt vi phạm hành chính gấp 02 lần so với cá nhân.
Công ty tổ chức làm thêm giờ thì có phải thông báo với cơ quan nhà nước không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, trường hợp công ty tổ chức làm thêm giờ dù là quy mô nhỏ hay lớn thì vẫn phải thông báo bằng văn bản với Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
Trong một năm nhân viên được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy theo quy định trên trong một năm nhân viên được làm thêm tối đa 200 giờ.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định về làm thêm giờ Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?