Công văn 1554/BKHĐT-TCCB: giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với công chức, viên chức?
- Thời điểm nghỉ hưu đối với công chức, viên chức đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động được xác định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với công chức viên chức như thế nào?
- Điều kiện để được hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động là gì?
Thời điểm nghỉ hưu đối với công chức, viên chức đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Công văn 1554/BKHĐT-TCCB năm 2023 hướng dẫn như sau:
Để thống nhất việc triển khai giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc diện Bộ trực tiếp quản lý (sau đây viết tắt là CCVC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như sau:
1. Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị đầu mối tiếp nhận đơn, hồ sơ đề nghị nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động của CCVC và tổng hợp, tham mưu báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt chủ trương.
2. Thời điểm nghỉ hưu đối với CCVC đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
3. Việc giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thực hiện theo trình tự, thủ tục ban hành kèm theo Văn bản này.
...
Như vậy theo quy định trêm thời điểm nghỉ hưu đối với CCVC đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
Công văn 1554/BKHĐT-TCCB: giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với CCVC? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với công chức viên chức như thế nào?
Căn cứ tại Công văn 1554/BKHĐT-TCCB năm 2023 hướng dẫn trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với CCVC như sau:
- CCVC có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi (do suy giảm khả năng lao động) báo cáo người đứng đầu đơn vị để biết và cho ý kiến.
- Đơn của CCVC và ý kiến của Người đứng đầu đơn vị (trực tiếp tại Đơn của cá nhân hoặc bằng văn bản riêng) gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương.
- Vụ Tổ chức cán bộ thông báo chủ trương của Lãnh đạo Bộ để Người đứng đầu đơn vị và CCVC được biết.
Trường hợp Lãnh đạo Bộ đồng ý, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì hướng dẫn và hoàn thiện thủ tục giới thiệu CCVC đi giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi có kết luận giám định y khoa, CCVC báo cáo kịp thời kết quả giám định y khoa với Người đứng đầu đơn vị và gửi bản gốc hoặc bản sao (công chứng) về Vụ Tổ chức cán bộ.
Trường hợp CCVC đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, ký ban hành quyết định nghỉ hưu và hoàn thiện các thủ tục liên quan theo quy định.
Điều kiện để được hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động là gì?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) quy định điều kiện để được hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?