Công văn 64/BNV-CCVC hướng dẫn xác cơ cấu ngạch công chức năm 2024? Cơ cấu ngạch công chức 2024 được xác định dựa vào căn cứ nào?
Công văn 64/BNV-CCVC hướng dẫn xác cơ cấu ngạch công chức năm 2024?
Ngày 05/01/2024, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 64/BNV-CCVC năm 2024 về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức; đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành các thông tư hướng dẫn việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Qua kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương và ý kiến tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thống nhất triển khai thực hiện một số nội dung sau đây:
Cơ cấu ngạch công chức được tính theo tỷ lệ % số công chức giữ các ngạch công chức trên tổng số công chức trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức (viết tắt là đơn vị sử dụng), cụ thể:
(1) Đối với các đơn vị sử dụng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ
- Đối với các tổ chức thực hiện chức năng tham mưu chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực:
+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 30%;
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;
+ Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 20%.
- Đối với các tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc về công tác quản trị nội bộ:
+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 25%;
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;
+ Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 25%.
(2) Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống: Tối đa không quá 50%.
- Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 40%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống: Tối đa không quá 60%.
(3) Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Ngạch chuyên viên và tương đương: Tối đa không quá 80%;
- Ngạch cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 20%.
Công văn 64/BNV-CCVC hướng dẫn xác cơ cấu ngạch công chức năm 2024?
Cơ cấu ngạch công chức 2024 được xác định dựa vào căn cứ nào?
Tại Điều 2 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV quy định về các căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức như sau:
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
1. Việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào:
a) Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
b) Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
2. Khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Theo đó, việc xác định cơ cấu ngạch công chức được thực hiện dựa vào các căn cứ như:
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
- Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
*Lưu ý: Khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức gồm mấy bước?
Tại Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNV quy định việc xác định cơ cấu ngạch công chức được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức:
Tiến hành phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
Bước 3: Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm:
Tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?