Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có được phép bán hàng với giá bán thấp hơn giá đầu mối phân phối quy định không?
Cửa hàng xăng dầu có được phép bán hàng không qua cột bơm với giá bán thấp hơn giá thương nhân phân phối quy định không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu, cụ thể:
Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, cụ thể:
Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
Theo Điều 2 Thông tư 38/2014/TT-BCT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT) quy định bên mua, bên bán xăng dầu, cụ thể:
Bên bán xăng dầu:
- Là thương nhân đầu mối hoặc doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy sản xuất xăng dầu (trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) bán cho thương nhân đầu mối khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu;
- Là thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc bán xăng dầu cho đơn vị sản xuất sử dụng xăng dầu trực tiếp.
Bên mua xăng dầu:
- Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;
- Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác;
- Là đơn vị sử dụng xăng dầu trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Từ những quy định trên thì cửa hàng xăng dầu sẽ được bán lẽ xăng dầu nhưng giá bán lẽ sẽ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối quy định.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có được phép bán hàng với giá bán thấp hơn giá đầu mối phân phối quy định không?
Đại lý bán lẻ xăng dầu phải đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ hằng năm đúng không?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 38/2014/TT-BCT về trách nhiệm của đại lý bán lẻ xăng dầu như sau:
Đại lý bán lẻ xăng dầu
Thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu có trách nhiệm:
1. Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối trước ngày 05 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là đại lý bán lẻ phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.
2. Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác.
3. Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
4. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.
Theo quy định trên thì đại lý bán lẻ xăng dầu phải có trách nhiệm đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối trước ngày 05 tháng 01 hàng năm.
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu sẽ có những trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 38/2014/TT-BCT quy định về trách nhiệm của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu như sau:
- Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương trước ngày 05 tháng 01 hàng năm.
Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương.
- Ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và phù hợp pháp luật về nhượng quyền thương mại.
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng nhượng quyền với bên nhượng quyền hiện tại trước khi ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?