Cục Hàng không: Yêu cầu tạm đình chỉ thành viên tổ bay nếu lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa?

Hiện nay, tình trạng buôn lậu ở nước ta vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn. Các đối tượng có thể tìm cách buôn lậu bằng nhiều hình thức khác nhau. Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu tăng cường công tác phòng chống buôn lậu trong lĩnh vực hàng không. Vậy, đối với nhân viên hàng không thực hiện việc buôn lậu sẽ bị xử lý như thế nào?

Đề nghị tạm đình chỉ công việc của nhân viên hàng không lợi dụng vị trí việc làm để buôn lậu?

Ngày 20/6/2022, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 2677/CT/CHK năm 2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động của các thành viên tổ bay các hãng hàng không Việt Nam. Theo như Công văn này thì Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã có chỉ thị như sau:

“1. Các hãng hàng không Việt Nam:
- Chủ động bố trí các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa hành vi vi phạm về vận chuyển hàng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động của tổ bay.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lĩnh vực phụ trách trong triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 2 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 28/2020/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020 về việc:
+ Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm “Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa”.
+ Không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với các trường hợp “Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa”.
- Thông báo ngay về Cục Hàng không Việt Nam khi xảy ra vụ việc nhà chức trách nước ngoài kiểm tra thành viên tổ bay của hãng. Địa chỉ nhận thông báo: email: vpbaocao@caa.gov.vn, đường dây nóng: 0916562119.
2. Các cảng vụ hàng không:
Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị này tại các địa bàn do Cảng vụ phụ trách.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Trong triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, gửi ý kiến về Cục Hàng không Việt Nam qua địa chỉ email: AvSec@caa.gov.vn để có hướng dẫn kịp thời.”

Như vậy, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động của các thành viên tổ bay các hãng hàng không Việt Nam được thực hiện theo nội dung Chỉ thị ở trên.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đề nghị không sử dụng lại tại vị trí nhân viên hàng không đối với cá nhân có hành vi lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu?

Cục Hàng không: Yêu cầu tạm đình chỉ thành viên tổ bay nếu lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa?

Nhân viên hàng không sẽ bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT quy định về những trường hợp tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên tổ bay như sau:

“Điều 5. Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
2. Thời gian tạm đình chỉ, chế độ tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động.”

Như vậy, nhân viên hàng không sẽ bị tạm đình chỉ công việc khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Theo đó, việc nhân viên hàng không lợi dụng vị trí việc làm để buôn lậu sẽ bị tạm đình chỉnh công việc đang đảm nhận.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không theo quy định pháp luật hiện nay?

Căn cứ vào Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
1. Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
a) Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
b) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
d) Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
đ) Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
e) Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;
g) Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
h) Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
i) Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
k) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
l) Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
m) Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;
n) Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
o) Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;
p) Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.
2. Quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.”

Theo đó, những hành vi được liệt kê theo quy định nêu trên là hành vi bị cấm trong hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam.

Xem toàn bộ Chỉ thị: Tại đây

Hàng không
Nhân viên hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỷ luật lao động đặc thù áp dụng với nhân viên hàng không nhằm mục đích gì? Nhân viên hàng không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù khi nào?
Pháp luật
Chức danh nhân viên hàng không nào khi vi phạm thì có thể áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù? Chế độ này gồm những hình thức kỷ luật nào?
Pháp luật
Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là bao lâu?
Pháp luật
Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhân viên hàng không sử dụng chất ma túy trước khi bay thì có bị tạm đình chỉ ngay công việc hay không?
Pháp luật
Chi phí thẩm định sát hạch cấp giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn năng định nhân viên bảo dưỡng máy bay mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lệ phí cấp lại giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay được quy định bao nhiêu?
Pháp luật
Chi phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép, năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong trường hợp nào? Các chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng chế độ kỷ luật này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng không
954 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng không Nhân viên hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng không Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào