Cục Thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng như thế nào?

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng như thế nào? - Câu hỏi của chị Hương (Lâm Đồng)

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những ai?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định người có công với cách mạng bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Đối với thân nhân của người có công được quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng như thế nào?

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng như thế nào? (Hình từ Internet)

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng như thế nào?

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 4728/TCT-CS năm 2022 về chính sách sử dụng đất đối với người có công với cách mạng.

Theo đó, văn bản nêu rõ Tổng cục Thuế nhận được Công văn 13449/CTTPHCM-KTNB năm 2022 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất thì chỉ được miễn hoặc giảm một lần trong trường hợp:

Được Nhà nước giao đất để làm nhà ở hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang làm đất ở hoặc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng thành viên thành mức giảm chung của cả hộ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức giao đất ở.

Việc giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với người có công chỉ áp dụng một lần cho một hộ gia đình và mức hỗ trợ tiền sử dụng đất được tính theo diện tích đất thực tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

- Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

- Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.

- Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.

Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.

- Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

+ Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;

+ Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;

+ Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;

+ Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

- Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Tiền sử dụng đất Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tiền sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất mà không làm thủ tục theo quy định bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cá nhân không có đủ tiền để nộp tiền sử dụng đất nhưng có quyết định giao đất thì có bị thu hồi không?
Pháp luật
Đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất có bao gồm đất xây dựng bến phà đường bộ hay không?
Pháp luật
Hộ nghèo được trả nợ tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất tái định cư trong thời gian bao lâu mà không phải đóng tiền chậm nộp?
Pháp luật
Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Đồng bào dân tộc thiểu số không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất không thu tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Đất xây dựng cơ sở văn hóa là đất gì? Đất xây dựng cơ sở văn hóa thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai mới?
Pháp luật
Sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất có phải nộp tiền sử dụng đất?
Pháp luật
Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất được tính thế nào?
Pháp luật
Diện tích tính tiền sử dụng đất trong trường hợp công nhận quyền sử dụng đất được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền sử dụng đất
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,072 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền sử dụng đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền sử dụng đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào