Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam năm 2023 có thể lệ như thế nào?

Tôi muốn hỏi cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 có thể lệ như thế nào? - câu hỏi của chị N.T.H.Q (Sa Đéc)

Thời gian tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023?

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ GD&ĐT ban hành Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 2023.

Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thực hiện.

Đây là hoạt động trong Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc,… các tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hiện nay cho các đối tượng giáo viên, học sinh, sinh viên.

Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 15/10/2023.

Tác giả gửi tác phẩm dự thi qua thư điện tử: cuocthilichsu.gdtd@gmail.com

Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam năm 2023 có thể lệ như thế nào?

Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam năm 2023 có thể lệ như thế nào? (Hình từ Internet)

Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 có thể lệ như thế nào?

Tại Công văn 542/GDTĐ năm 2023 tại đây có nêu rõ thể lệ cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 như sau:

Nội dung các tác phẩm dự thi

Nội dung tác phẩm không được hư cấu và tập trung vào các nội dung sau:

- Những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc; Các tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hiện nay; Lịch sử, truyền thống yêu nước, đạo đức lối sống của thanh thiếu niên trong thời đại XHCN, nét đẹp trong phong cách sống và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao, tốt đẹp…

- Những gương mặt tiêu biểu của học sinh, sinh viên, giáo viên dân tộc thiểu số, tôn giáo, những mô hình tiên tiến trong bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Thể loại và hình thức trình bày

- Các tác phẩm dự thi phải viết bằng tiếng Việt, mỗi tác phẩm từ 500 từ trở lên (các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).

- Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4. Nếu đánh máy trình bày bằng cỡ chữ 14, font chữ Time NewRoman.

- Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do Bộ, Ngành trung ương tổ chức tính từ ngày gửi đến Ban Tổ chức. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nội dung bài dự thi của mình.

- Thông tin về tác giả (Họ và tên, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại) ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi.

Tiêu chí xét trao giải

- Các tác phẩm được chọn để xét trao giải thưởng phải đảm bảo:

- Có nội dung theo quy định như trên

- Đảm bảo tính chân thực, chính xác.

- Được trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, khúc triết, văn phong trong sáng, hấp dẫn.

Cơ cấu và giá trị giải thưởng

Giải tập thể

Có 02 giải thưởng sẽ được trao cho các tập thể có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt, bao gồm: Giấy chứng nhận do Báo Giáo dục và Thời đại cấp và 5.000.000 đồng tiền thưởng.

Giải cá nhân

Nhận Giấy chứng nhận giải thưởng cuộc thi do Báo Giáo dục và Thời đại cấp và giá trị giải thưởng như sau:

- 01 giải Nhất: 15.000.000 đồng;

- 02 giải Nhì: 10.000.000 đồng/giải;

- 03 giải Ba: 8.000.000 đồng/giải;

- Giải Khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải;

- Giải thưởng phụ (02 giải dành cho cá nhân): 3.000.000/giải.

(Tiền thưởng nêu trên đã bao gồm thuế thu nhập mà các tác giả đạt giải phải thực hiện nghĩa vụ thuế của Nhà nước)

Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo đến tác giả và đăng tải trên Báo Giáo dục và Thời đại, trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sử dụng tác phẩm

- Tất cả các tác phẩm dự thi không trả lại tác giả.

- Ban tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm tham gia dự thi phục vụ cho công tác tuyên truyền về các hoạt động hỗ trợ thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo.

- Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả có liên quan. Bài đạt giải nếu vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng và tiền thưởng.

- Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho tác giả có bài viết đạt giải hoặc người được tác giả đạt giải ủy quyền khi kết thúc cuộc thi. Trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ nhận giải, Ban tổ chức sẽ gửi giải thưởng tới tác giả qua đường bưu điện.

Số lượng, thời hạn và địa chỉ nhận tác phẩm thi

- Không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả.

- Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 15/10/2023.

- Tác giả gửi tác phẩm dự thi qua thư điện tử: cuocthilichsu.gdtd@gmail.com

- Thông tin chi tiết liên hệ Báo Giáo dục và Thời đại; Số điện thoại: 02439.369.802

Mục tiêu của đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Quyết định 219/QĐ-TTg năm 2019 có nêu rõ mục tiêu của đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn của xã hội về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và các chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo;

- Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

- Phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội;

- Đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân;

- Góp phần đưa thông tin, hình ảnh về Việt Nam và dân tộc Việt Nam đến cộng đồng thế giới.

Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam năm 2023 có thể lệ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
25,129 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào