Đã có Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 25/8/2022?
- Bổ sung quy định thời hiệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
- Bổ sung đối tượng áp dụng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
- Quy định về xử lý các trường hợp VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực
Bổ sung quy định thời hiệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định thời hiệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
Điều 5, Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm c, B, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị | định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi | phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vị khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, theo Nghị định mới thì thời hiệu thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm và thời hiệu để xử phạt các hành vi khác được quy định theo điều này.
Từ ngày 25/08/2022 quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực? (Hình từ internet)
Bổ sung đối tượng áp dụng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan."
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1, Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đất quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan."
Như vậy, theo quy định Nghị định 45/2022/NĐ-CP bổ sung cá nhân, tổ chức trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam là đối tượng xử phạt được quy định như trên.
Quy định về xử lý các trường hợp VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực
Căn cứ Điều 76 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về quy định chuyển tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
"Điều 76. Quy định chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thi xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra thì áp dụng Nghị định này."
Như vậy, kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ra trước ngày này thì được quy định như trên.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ: 25/08/2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?