Đã có Nghị quyết 119/NQ-CP về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 thế nào? Tải toàn văn Nghị quyết 119/NQ-CP ở đâu?
Đã có Nghị quyết 119/NQ-CP về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 thế nào? Tải toàn văn Nghị quyết 119/NQ-CP ở đâu?
Ngày 7/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024.
Cụ thể Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định: Tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn thu phí được khấu trừ để lại, nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại theo chế độ được giao đầu năm 2024 để chi thường xuyên của các đơn vị dự toán thuộc các Bộ, cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi loại trừ các khoản sau:
- Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người.
- Các khoản chi theo các cam kết quốc tế.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký hợp đồng trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 và tiếp tục thực hiện trong năm 2024; các gói thầu đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024.
- Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm.
TẢI Toàn văn Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024.
Đã có Nghị quyết 119/NQ-CP về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 thế nào? Tải toàn văn Nghị quyết 119/NQ-CP ở đâu? (Hình từ Internet)
Các nội dung không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 gồm những gì?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định các nội dung không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 gồm:
(1) Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người
- Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định;
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi có tính chất lương;
- Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định; các khoản chi cho con người theo chế độ (bao gồm: kinh phí tinh giản biên chế; học bổng, chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên; chỉ hỗ trợ nhân sỹ khó khăn; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia, tiền công và các khoản chi cho con người khác; tiền công và các khoản chỉ cho con người của các cuộc điều tra thống kê, thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền và hiện vật; kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí theo chế độ quy định; quỹ nhuận bút, giải thưởng văn học, nghệ thuật...);
(2) Các khoản chi theo các cam kết quốc tế: Chi từ nguồn vốn ngoài nước; vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA; các khoản chi đóng niên liễm; kinh phí thực hiện thỏa thuận hoà giải, phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.
(3) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký hợp đồng trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 và tiếp tục thực hiện trong năm 2024; các gói thầu đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024.
(4) Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm:
- Kinh phí kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, báo chí phục vụ hoạt động Quốc hội; kinh phí hỗ trợ xây dựng Luật, pháp lệnh; kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo tại Việt Nam; kinh phí sản xuất hiện vật khen thưởng;
- Kinh phí hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan Việt Nam khác ở nước ngoài; các hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao; kinh phí hỗ trợ, bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; kinh phí phục vụ nhiệm vụ đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;
- Kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam và đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài diện Hiệp định; kinh phí thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ chuyển tiếp từ các năm trước được kết thúc vào năm 2024; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác khoa học kỹ thuật với một số nước theo Hiệp định hoặc Nghị định thư;
- Kinh phí các hoạt động phục vụ công tác y tế dự phòng (phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các nhiệm vụ đặc thù chuyên môn cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, an toàn thực phẩm, công tác dân số, các nhiệm vụ mua vắc xin, kiểm nghiệm thuốc, nước, dược phẩm...); kinh phí hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đã được duyệt; kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc cho bệnh nhân Tâm thần, Phong, Lao tại các cơ sở y tế;
- Kinh phí hoạt động phục vụ phiên tòa; kinh phí hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp của cơ quan kiểm sát nhân dân; kinh phí giám định phục vụ hoạt động của cơ quan tư pháp, thanh tra, kiểm toán; kinh phí hoạt động của đoàn Hội thẩm, kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án, tiêu hủy tang vật, kinh phí thừa phát lại; kinh phí thực hiện hoà giải, đối thoại theo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020; kinh phí bồi thường thiệt hại; kinh phí thực hiện Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Toà án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và cơ sở cai nghiệm bắt buộc; kinh phí thực hiện Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toá án nhân dân; kinh phí hỗ trợ phục vụ cho công tác họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện do Tòa án thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; kinh phí hỗ trợ thi hành án tử hình;
- Kinh phí sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí tài trợ báo, tạp chí, xuất bản, chỉ trợ giá; đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích;
- Kinh phí mua sắm trang phục ngành, kinh phí thuê trụ sở;
- Kinh phí mua gạo xuất cấp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí mua, in ấn chỉ thuế, hải quan để thực hiện nhiệm vụ thu thuế.
Nghị quyết 119/NQ-CP có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định như sau:
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Như vậy, Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 có hiệu lực từ 07/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?