Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết tội cướp giật tài sản mới nhất? Khung hình phạt đối với tội cướp giật tài sản 2022?

Cho tôi hỏi đặc điểm và dấu hiệu nhận biết tội cướp giật tài sản mới nhất? Khung hình phạt đối với tội cướp giật tài sản 2022? Mong được TVPL hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn TVPL rất nhiều! - Đây là câu hỏi của bạn Hương Oanh đến từ Hòa Bình.

Đặc điểm của tội cướp giật tài sản?

Khi nói về tội cướp giật tài sản, đặc điểm nổi bật dễ nhận biết nhất chính là hành vi người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản, khi đó, người đang quản lý tài sản khó có thể giữ được hoặc giằng lại được.

Hành vi cướp giật tài sản có tính chất công khai, trắng trợn. Người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình. Ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.

Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản? Các dấu hiệu và khung hình phạt của tội cướp giật tài sản?

Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết tội cướp giật tài sản mới nhất? Khung hình phạt đối với tội cướp giật tài sản 2022?

Tội cướp giật tài sản sẽ đối diện với mức phạt tù bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khung hình phạt của tội cướp giật tài sản cụ thể như sau:

Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Các dấu hiệu nhận biết của tội cướp giật tài sản?

Chủ thể thực hiện tội cướp giật tài sản

Đối với chủ thể thực hiện tội phạm trong tội cướp giật tài sản là người trực tiếp phạm tội, trực tiếp thực hiện việc cướp giật tài sản.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cướp giật tài sản là nhằm chiếm đoạt tài sản và xâm phạm đến quyền tài sản. Tức tội này cùng một lúc xâm phạm tới hai khách thể là quyền nhân thân và quyền tài sản.

Hiện nay, việc cươp giật tài sản đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm vào, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện.

Do đó, tại Bộ luật Hình sự 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt.

Mặt chủ quan của tội phạm

Việc người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản là hành vi thực hiện do cố ý. Người phạm tội lúc này có mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Điểm khác nhau giữa tội cướp giật tài sản và những tội như tội cướp, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản là tội cướp giật tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi giật tài sản, vì hành vi giật tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt.

Do đó, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước hành vi.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh.

Mặt khách quan của tội phạm

Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc những thiệt hại khác.

Chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành, nếu có hành giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị rất nhỏ thì cũng vẫn là phạm tội cướp giật tài sản.

Các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc các thiệt hại khác là những dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Cướp giật tài sản Tải về quy định liên quan đến Cướp giật tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cướp giật tài sản giá trị từ bao nhiêu thì phải đi tù?
Pháp luật
Hành vi rạch mặt gây thương tật với tỷ lệ 21% và hành vi cướp tài sản thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hành vi cướp giật tài sản được xếp vào loại tội phạm gì? Có áp dụng tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi được không?
Pháp luật
Người phạm tội cướp giật tài sản có tổ chức bị phạt tù 03 năm thì có xem xét tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức không?
Pháp luật
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù thì có được áp dụng mức phạt là 4 năm tù không?
Pháp luật
Chở người khác đi cướp giật tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì làm thế nào để được giảm nhẹ trách nhiệm?
Pháp luật
Khi nào thì phải tạm giam ở khu riêng người phạm tội cướp giật tài sản theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác có thể chịu mức phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết tội cướp giật tài sản mới nhất? Khung hình phạt đối với tội cướp giật tài sản 2022?
Pháp luật
Thế nào là cướp giật? Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản theo Bộ luật Hình sự 2022?
Pháp luật
Thế nào là giựt cô hồn? Giựt cô hồn vào tháng 7 âm lịch có được xem là hành vi cướp giật tài sản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cướp giật tài sản
17,108 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cướp giật tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cướp giật tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào