Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã quyết nghị những nội dung nào? Có bao nhiêu nội dung được quyết nghị tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã quyết nghị những nội dung nào? Có bao nhiêu nội dung được quyết nghị tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?
Tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã quyết nghị những nội dung sau:
(1) Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2023 – 2028.
(2) Thông qua Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII.
(3) Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi
(4) Thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 168 đồng chí.
Theo đó, có 4 nội dung được quyết nghị tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: Tại đây
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã quyết nghị những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn các cấp hiện nay như sau:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
- Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
- Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
+ Công đoàn ngành địa phương;
+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
+ Công đoàn tổng công ty;
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).
Ban chấp hành công đoàn có những nhiệm vụ,quyền hạn gì?
Tại Điều 11 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về ban chấp hành các cấp như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
...
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
...
Theo đó, ban chấp hành công đoàn có những nhiệm vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
- Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
- Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
- Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?