Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là ai? Các nhiệm vụ, công việc của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì?
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là ai? Có mục tiêu việc làm như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017)
Người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
2. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc là Đại diện thường trực và có chức vụ ngoại giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế khác là Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế và có chức vụ ngoại giao Đại sứ hoặc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Theo đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền có thể được hiểu là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với sự thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia hữu quan ở cấp cao nhất (cấp đại sứ).
Đồng thời, căn cứ bản mô tả công việc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Đại sứ đặc mệnh toàn quyền sẽ có mục tiêu vị trí việc làm như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện;
- Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là ai? Các nhiệm vụ, công việc của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì?
Các nhiệm vụ, công việc của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì?
Căn cứ bản mô tả công việc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì các nhiệm vụ, công việc của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền gồm:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện.
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.
- Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện.
- Quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện.
- Khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
- Chỉ đạo quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện.
- Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận.
- Đề xuất và đại diện tham gia, đings góp các hoạt động liên quan đến các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế va khu vực theo phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực như sau:
Về Yêu cầu về trình độ
(1) Trình độ đào tạo:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao,
ngoại ngữ).
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị trở lên.
- Có trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
(2) Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Đã có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên cao cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) và đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
(3) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.
Về Yêu cầu về năng lực:
(1) Nhóm năng lực chung:
- Đạo đức và bản lĩnh
- Tổ chức thực hiện công việc
- Soạn thảo và ban hành văn bản
- Giao tiếp ứng xử
- Quan hệ phối hợp
- Sử dụng công nghệ thông tin
- Ngoại ngữ
(2) Nhóm năng lực chuyên môn
- Khả năng phân tích, tổng hợp
- Khả năng tiếp xúc đối ngoại
- Khả năng tiếp thu và phản biện
- Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ
(3) Nhóm năng lực quản lý
- Tư duy tự đào tạo
- Quản lý hồ sơ
- Ra quyết định
Tất cả những yêu cầu về năng lực nêu trên đều phải được đánh giá ở cấp độ 3. Trừ khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ thì chỉ cần phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
Thông tư 12/2022/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?