Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng mức lương hiện nay là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền phong quân hàm Đại úy hiện nay?
- Ai có thẩm quyền phong quân hàm Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?
- Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng mức lương hiện nay là bao nhiêu?
- Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Thời hạn xét thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam là bao lâu?
Ai có thẩm quyền phong quân hàm Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền phong quân hàm Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng mức lương hiện nay là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền phong quân hàm Đại úy hiện nay? (Hình từ internet)
Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng mức lương hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Bảng 6 Bảng nâng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Số thứ tự | Cấp bậc quân hàm | Hệ số lương | Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1 | Đại tướng | 10,40 | 3.016,0 |
2 | Thượng tướng | 9,80 | 2.842,0 |
3 | Trung tướng | 9,20 | 2.668,0 |
4 | Thiếu tướng | 8,60 | 2.494,0 |
5 | Đại tá | 8,00 | 2.320,0 |
6 | Thượng tá | 7,30 | 2.117,0 |
7 | Trung tá | 6,60 | 1.914,0 |
8 | Thiếu tá | 6,00 | 1.740,0 |
9 | Đại úy | 5,40 | 1.566,0 |
10 | Thượng úy | 5,00 | 1.450,0 |
11 | Trung úy | 4,60 | 1.334,0 |
12 | Thiếu úy | 4,20 | 1.218,0 |
13 | Thượng sĩ | 3,80 | 1.102,0 |
14 | Trung sĩ | 3,50 | 1.015,0 |
15 | Hạ sĩ | 3,20 | 928,0 |
Theo đó, Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam có hệ số lương là 5,40.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Cách tính lương của Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam được tính bằng công thức sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Như vậy, mức lương Đại úy quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là: 9.720.000 đồng/tháng.
Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hạn tuổi cao nhất của Đại úy Quân đội nhân dân phục vụ tại ngũ là: Nam 46 tuổi và nữ 46 tuổi.
Ngoài ra khi quân đội có nhu cầu, Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Thời hạn xét thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn xét thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam là 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?