Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan được thực hiện như thế nào?

Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan được thực hiện như thế nào? anh B.S - Hà Nội.

Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan được thực hiện như thế nào?

Ngày 23/09/2203, Bộ LĐTB&XH ban hành Công văn 3952/LĐTBXH-VP năm 2023.

Bộ LĐTB&XH cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) về những thiệt hại do vụ cháy nổ tại Công ty HHCP khoa kỹ quốc tế Minh Dương (Bình Đông, Đài Loan) vào 17h31’ ngày 22/9/2023 gây ra, hiện có 16 lao động Việt Nam bị thương đang được điều trị tích cực tại các bệnh viện của Đài Loan (Trung Quốc).

Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam trong vụ việc này, Bộ LĐTB&XH yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại Công ty Minh Dương cử cán bộ đại diện thường trực tại bệnh viện để phối hợp kịp thời cứu chữa, bảo vệ sức khỏe cho người lao động; phối hợp đối tác, người sử dụng lao động động viên, ổn định tâm lý, bố trí nơi ăn, ở và chi phí sinh hoạt hằng ngày cho người lao động; chuyển chủ, chuyển xưởng cho người lao động (nếu có nhu cầu) trong trường hợp nhà máy chưa bố trí được việc làm;

Thường xuyên báo cáo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền. Đồng thời, phối hợp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp người sử dụng lao động, công ty dịch vụ việc làm, các cơ quan liên quan của Đài Loan (Trung Quốc) và bệnh viện tích cực cứu chữa, bảo vệ sức khỏe của người lao động;

Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau khi các cơ quan chức năng của Đài Loan (Trung Quốc) làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của vụ việc; đề nghị phía Đài Loan (Trung Quốc) chi trả chi phí chữa trị, có hình thức hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người lao động bị thương; bố trí việc làm cho người lao động sau khi điều trị phục hồi sức khỏe.

Chủ động, thường xuyên báo cáo kịp thời, cập nhật tình hình về Bộ LĐTB&XH (Cục Quản lý lao động ngoài nước) và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc để được chỉ đạo xử lý các phát sinh liên quan vụ việc.

Mặt khác, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước chủ động nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị thiệt hại bởi vụ hỏa hoạn theo đúng quy định pháp luật. Phối hợp các doanh nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) tiến hành các thủ tục cần thiết, hỗ trợ kịp thời cho người lao động bị thương, bị mất việc phải về nước (nếu có) theo quy định pháp luật.

Xem chi tiết Công văn 3952/LĐTBXH-VP năm 2023

tại đây.

Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?

Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020:

- Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.

- Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những hình thức nào?

Tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
Pháp luật
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
Pháp luật
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
Pháp luật
Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động?
Pháp luật
Mức trần giá dịch vụ môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được cấp trong bao lâu?
Pháp luật
Ai thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Pháp luật
Thời hạn để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoàn lại số tiền ký quỹ đã sử dụng là bao lâu?
Pháp luật
Tiền dịch vụ là gì? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải duy trì điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
481 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào