Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?
Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu?
Dân số thế giới là tổng số người sống trên toàn cầu tại một thời điểm cụ thể. Dân số thế giới luôn thay đổi do sự gia tăng tự nhiên (sự sinh và tử) cùng với sự nhập cư và di cư giữa các quốc gia. Dân số thế giới thường được ước tính và theo dõi bởi các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để theo dõi xu hướng và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, tính tới thời điểm hiện tại dân số thế giới hiện nay đã vượt ngưỡng 8 tỷ người.
Dân số thế giới hiện nay tiếp tục tăng khoảng 140 người mỗi phút, với tỷ lệ sinh nhiều hơn tử ở hầu hết các quốc gia.
Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng dân số đã chậm lại trong vài thập kỷ. Sự chậm lại này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi tốc độ tăng dân số bằng 0 (số ca sinh và số ca tử vong bằng nhau) vào khoảng năm 2080-2100, với dân số xấp xỉ 10,4 tỷ người. Sau thời điểm này, tỷ lệ gia tăng dân số dự kiến sẽ chuyển sang mức âm, dẫn đến dân số toàn cầu giảm.
Hiện nay, hai quốc gia tỷ dân chiếm tới 1/3 dân số thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai nước này đều có dân số trên 1,4 tỷ người.
Dân số thế giới hiện nay tiếp tục tăng, với khoảng 140 triệu trẻ em được sinh ra mỗi năm. Theo báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030.
Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.950.167 người vào ngày 06/11/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 322 người/km2.
Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 38,77% dân số sống ở thành thị (38.361.911 người vào năm 2019).
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi.
*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số? (Hình từ internet)
Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?
Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh dân số 2003, quy định về trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số gồm có như sau:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
+ Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;
+ Cung cấp các loại dịch vụ dân số;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.
Nội dung quản lý nhà nước về dân số gồm có nhứng gì?
Căn cứ theo Điều 33 Pháp lệnh dân số 2003, quy định về nội dung quản lý nhà nước về dân số gồm có các nội dung như sau:
- Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
- Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;
- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;
- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;
- Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?