Đăng tải thông tin vi phạm trên mạng sẽ bị cắt Internet theo Đề xuất mới nhất của Bộ TTTT đúng không?
Đăng tải thông tin vi phạm trên mạng sẽ bị cắt Internet theo Đề xuất mới nhất của Bộ TTTT đúng không?
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (sau đây gọi tắt là "Dự thảo Nghị định").
Theo đó, tại khoản 3 Điều 83 Dự thảo Nghị định đã nêu trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp internet đối với cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin vi phạm trên mạng như sau:
Ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng
...
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp khác có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin)
b) Từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet kết nối, nhận lệnh điều phối, báo cáo kết quả qua hệ thống kỹ thuật và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet sẽ từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của Bộ.
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua, người dùng đăng tải thông tin vi phạm trên mạng sẽ bị cắt Internet.
Đăng tải thông tin vi phạm trên mạng sẽ bị cắt Internet theo Đề xuất mới nhất của Bộ TTTT đúng không? (Hình từ Internet)
Người dùng mạng xã hội có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo Đề xuất mới?
Tại Điều 39 Dự thảo Nghị định có nêu 08 quyền và nghĩa vụ của người dùng mạng xã hội như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người dùng mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam
Người dùng dịch vụ mạng xã hội (bao gồm tổ chức, cá nhân) có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
5. Các tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội có quyền đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) để được tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và được khuyến nghị lựa chọn quảng cáo.
6. Tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành khi thực hiện việc cung cấp thông tin, dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định pháp luật về về thuế khi thực hiện các hoạt động phát sinh doanh thu trên mạng xã hội.
7. Chủ tài khoản, chủ kênh nội dung, chủ trang cộng đồng, người quản trị nhóm cộng đồng trên mạng xã hội phải chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình; có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, thông tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, thông tin ảnh hưởng đến trẻ em đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình (bao gồm cả nội dung bình luận của người dùng) chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu (bằng văn bản, qua phương tiện điện tử) của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) hoặc Sở Thông tin và Truyền thông địa phương hoặc chậm nhất là 48 giờ đối với khiếu nại có căn cứ từ người sử dụng; không lợi dụng mạng xã hội để viết bài dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn;
8. Tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo Đề xuất mới, người dùng mạng xã hội có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Dự kiến khi nào Đề xuất mới sẽ được áp dụng?
Tại Điều 86 Dự thảo Nghị định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2023.
Theo đó, hiện tại vẫn chưa xác định được thời điểm áp dụng những đề xuất mới tại Dự thảo Nghị định. Tuy nhiên, nếu như Dự thảo được thông qua thì sẽ được áp dụng từ năm 2023.
Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?