Đảng viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo được miễn tham gia các cuộc họp của nhân dân tại nơi cư trú?
Các trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt tại nơi cư trú?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn 33-HD/BTCTW năm 2020 quy định về các trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt nơi cư trú như sau:
Đảng viên giới thiệu nhưng được miễn sinh hoạt nơi cư trú
- Đảng viên đang công tác trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân do điều kiện công tác xa nhà hoặc do yêu cầu, nhiệm vụ phải ở tập trung tại doanh trại, nhà công vụ ngoài giờ làm việc hằng ngày không thường xuyên về nơi cư trú.
- Đảng viên công tác tại một số cơ quan, đơn vị trong nước, các loại hình doanh nghiệp nhưng thường xuyên đi làm việc xa nơi cư trú, lưu động; đảng viên là cán bộ điều động, luân chuyển ở nhà công vụ, tập thể cơ quan không thường xuyên về nơi cư trú.
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm; đảng viên là học sinh, sinh viên đi học xa nhà không thường xuyên về nơi cư trú.
Các đảng viên nêu trên thực hiện trách nhiệm tại Khoản 1, Điều 1 và nhiệm vụ tại Khoản 1, 2, 5, 6, 7, Điều 2 Quy định 213. Không lấy ý kiến nhận xét định kỳ hằng năm; chỉ lấy ý kiến nhận xét khi cần thiết (thực hiện quy trình công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật...).
Đảng viên được miễn giới thiệu về tổ chức đảng nơi cư trú
- Đảng viên công tác trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, phải giữ bí mật về nhân thân; đảng viên ở các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu.
- Đảng viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo do yêu cầu nhiệm vụ hằng năm không thường xuyên về nơi cư trú.
- Đảng viên đang công tác tại các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, đơn vị kinh tế ở ngoài nước; đảng viên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; đảng viên ra ngoài nước lao động, làm việc, học tập 12 tháng trong năm.
- Đảng viên đang công tác nhưng mắc bệnh phải điều trị hoặc dưỡng bệnh 12 tháng liên tục trong năm.
Các đảng viên nêu trên thực hiện trách nhiệm tại Khoản 1, 2, 6, Điều 2 Quy định 213-QĐ/TW năm 2020.
Trách nhiệm của đảng viên đang công tác và của tổ chức cơ sở đảng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định 213-QĐ/TW năm 2020 quy định về trách nhiệm của đảng viên đang công tác và của tổ chức cơ sở đảng như sau:
- Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang (gọi tắt là đảng viên đang công tác) vừa thực hiện quy định của Điều lệ Đảng về sinh hoạt đảng tại nơi làm việc, vừa có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú; gần gũi, gắn bó với nhân dân; khắc phục những biểu hiện sống xa dân, thiếu trách nhiệm trong các công việc của nhân dân nơi cư trú; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
- Tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đang công tác và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho đảng viên đang công tác thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ nơi cư trú, đồng thời kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của đảng viên.
Đảng viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo được miễn tham gia các cuộc họp của nhân dân tại nơi cư trú?
Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 213-QĐ/TW năm 2020 quy định về trách nhiệm của đảng viên đang công tác và của tổ chức cơ sở đảng như sau:
- Nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân nơi cư trú.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân trên địa bàn dân cư thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú.
- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp định kỳ và tích cực tham gia các cuộc họp khác do cấp ủy nơi cư trú triệu tập. Tích cực tham gia góp ý kiến với chi ủy, chi bộ, đảng ủy cơ sở nơi cư trú về các công việc chung của địa phương, nhất là những vấn đề bức xúc ở thôn, bản, tổ dân phố.
- Tham gia các cuộc họp của nhân dân nơi cư trú; thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố, ban công tác mặt trận nơi cư trú để nắm bắt tình hình nhân dân; phản ánh những ý kiến của nhân dân tới cơ quan có thẩm quyền.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương.
- Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương phát động. Vận động gia đình và nhân dân xây dựng mối quan hệ gắn bó đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
- Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 2 Quy định này với chi ủy nơi công tác vào dịp kiểm điểm, đánh giá đảng viên hằng năm. Kịp thời báo cáo với chi ủy nơi công tác và nơi cư trú khi chuyển sang nơi cư trú khác
Do đó, trong trường hợp bạn là đảng viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà do tính chất, yêu cầu của công việc không thể thường xuyên về nơi cư trú được thì bạn không cần phải tham gia các cuộc họp của nhân dân nơi cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?