Đảng viên nhận hối lộ để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Đảng viên không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển công tác thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Đảng viên bao che cho cán bộ, Đảng viên đang bị kiểm tra, thanh tra, xem xét kỷ luật sẽ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức?
- Khai trừ khỏi Đảng đối với Đảng viên nhận hối lộ trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động?
Đảng viên không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển công tác thì sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Quy định 69/QĐ-TW năm 20022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp, tác động tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, đề cử, ứng cử, đi học, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, thi nâng ngạch, nâng lương, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
b) Chỉ đạo hoặc yêu cầu bổ nhiệm người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
c) Thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục công tác cán bộ, không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, không trung thực, không khách quan.
d) Không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, cử đi học, chuyển sinh hoạt đảng theo quy định.
..
h) Báo cáo, lập hồ sơ, khai sơ lược lý lịch, lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực. Khai lý lịch đảng viên không đúng đặc điểm chính trị của bản thân và quan hệ gia đình.”
Như vậy, Đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ theo quy định nêu trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Theo đó, đối với hành vi không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển công tác gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Đảng viên nhận hối lộ để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? (Hình từ internet)
Đảng viên bao che cho cán bộ, Đảng viên đang bị kiểm tra, thanh tra, xem xét kỷ luật sẽ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức đối với Đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
…
2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vì động cơ cá nhân mà điều động, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động không đúng quy định.
b) Chỉ đạo hoặc tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp nhân sự thuộc đối tượng pháp luật không cho phép vào làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mình.
c) Lợi dụng quy định về luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để trù dập cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.
d) Bao che cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, xem xét kỷ luật.
…
l) Lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác nhân sự.”
Như vậy, Đảng viên vi phạm quy định về công tác tổ chức, cán bộ đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây ra hậu quả nghiệm trọng hoặc thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Theo đó, đối với hành vi bao che cán bộ, Đảng viên đang bị kiểm tra, thanh tra, xem xét kỷ luật thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Khai trừ khỏi Đảng đối với Đảng viên nhận hối lộ trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 29 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương đã quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với Đảng viên vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
…
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, năng lượng, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, xét phong tặng danh hiệu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.
b) Có hành vi chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu, kỷ luật, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển... để trục lợi cho bản thân hoặc người khác.
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để tạo điều kiện, tác động, can thiệp trái quy định việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ.
d) Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được đi học, tiếp nhận, tuyên dụng vào cơ quan, tổ chức,
đ) Dùng thẻ đảng viên, thẻ ngành, thẻ công chức để thế chấp, cầm cố vay, mượn tiền, tài sản.”
Như vậy, Đảng viên có hành vi vi phạm quy định về tổ chức, cán bộ mà thuộc phạm vi kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cách chức mà gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc thuộc một trong những trường hợp quy định trên thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.
Theo đó, hành vi Đảng viên nhận hối lộ để tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức, người lao động thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?