Đảng viên tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi có thể bị khai trừ khỏi Đảng?
Tham gia các hoạt động xác định giới tính thai nhi thì Đảng viên sẽ có thể bị khai trừ khỏi Đảng?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về Đảng viên vi phạm quy định chính sách dân số, Đảng viên tham gia các hoạt động chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi được quy định như sau:
"Điều 52. Vi phạm quy định chính sách dân số
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Vi phạm chính sách dân số."
Như vậy, tham gia các hoạt động xác định giới tính thai nhi gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định trên.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định xử lý kỷ luật Đảng viên bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi Đảng viên tham gia các hoạt động xác định giới tính thai nhi như sau:
"Điều 52. Vi phạm quy định chính sách dân số
...
2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ."
Như vậy, theo quy định trên thì Đảng viên tham gia các hoạt động xác định giới tính thai nhi mà đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp như trên thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. Hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Đảng viên tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi có thể bị khai trừ khỏi Đảng? (Hình từ internet)
Xử phạt vi phạm hành chính về việc xác định giới tính thai nhi?
Căn cứ Điều 98 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi được quy định như sau:
"Điều 98. Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này."
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính về việc xác định giới tính thai nhi được quy định như trên.
Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứu Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi như sau:
"Điều 99. Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
c) Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này."
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính trong vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?