Đánh bạc qua mạng bị xử lý thế nào theo Bộ luật Hình sự 2022? Một số hình thức đánh bạc qua mạng hiện nay?
Đánh bạc qua mạng là gì?
Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018).
Tại khoản 1 Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có:
Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu, …; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân...
Đánh bạc qua mạng bị xử lý thế nào theo Bộ luật Hình sự 2022? Một số hình thức đánh bạc qua mạng hiện nay? (Hình từ internet)
Đánh bạc qua mạng có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Do đó, hành vi đánh bạc qua mạng tức là đánh bạc bằng máy sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người đánh bạc qua mạng còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Đánh bạc qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc như sau:
- Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu tổ chức đánh bạc qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
- Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
+ Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về Bộ luật Hình sự 2022, do đó đối với câu hỏi của bạn về "Hành vi đánh bạc qua mạng có bị xử lý hành chính hay hình sự theo Bộ luật Hình sự 2022 không? Một số hình thức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay là gì?" sẽ được điều chỉnh theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?