Đánh giá thực hiện dự toán NSNN trong chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thế nào?
- Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác?
- Quy định về tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022?
- Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 cần phải dựa vào sự thay đổi chính sách pháp luật về chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất?
Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định về đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác như sau:
“Điều 8. Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án, đề án khác
1. Đối với 03 chương trình mục tiêu quốc gia
Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các bộ, cơ quan trung ương được giao chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo cụ thể:
a) Tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình;
b) Tổng mức kinh phí cho Chương trình theo phê duyệt của cấp thẩm quyền; kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025 đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (cụ thể nguồn NSTW, NSĐP; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác - nếu có), theo từng lĩnh vực chi (nếu có),
c) Việc bổ sung, phân bổ, giao dự toán năm 2022 (gồm cả dự toán năm 2021 chuyển sang) đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia; tiến độ giải ngân, khả năng thực hiện năm 2022, chi tiết đối với từng nguồn NSTW, NSĐP: nguồn vốn ĐTPT, chỉ thường xuyên, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác - nếu có), theo từng lĩnh vực chi;
d) Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).
2. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 cần tiếp tục thực hiện và được cấp thẩm quyền phê duyệt dưới dạng chương trình, dự án, đề án giai đoạn 2021-2025 hoặc đến năm 2030, được giao dự toán, bổ sung hoặc đang trình bổ sung kinh phí năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương báo cáo tình hình ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện năm 2022 theo từng lĩnh vực chi. Trường hợp có sử dụng nguồn vốn ngoài nước, báo cáo riêng tình hình phân bổ, giải ngân đối với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các đề xuất kiến nghị (nếu có).
3. Đối với các chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước:
a) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi năm 2002, việc điều chỉnh, bổ sung năm 2022 (nếu có) theo Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết, chỉ tiết theo từng nguồn vốn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức); cơ chế tài chính, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có). Đối với vốn viện trợ không hoàn lại, đánh giá về việc tiếp nhận các khoản viện trợ mới phát sinh, chưa có trong dự toán, tiến độ về thủ tục bổ sung dự toán; đánh giá rà soát việc giao dự toán vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm khi không tách rõ cơ cấu giữa vốn vay và vốn viện trợ và đề xuất giải pháp triển khai.
b) Đánh giá kết quả giải ngân vốn ngoài nước, so sánh với dự toán được giao làm rõ nguyên nhân của việc giải ngân chậm, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và các cơ quan có liên quan; đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.”
Theo đó, Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các bộ, cơ quan trung ương được giao chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo cụ thể:
- Tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình;
- Tổng mức kinh phí cho Chương trình theo phê duyệt của cấp thẩm quyền; kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025 đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (cụ thể nguồn NSTW, NSĐP; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác - nếu có), theo từng lĩnh vực chi (nếu có),
- Việc bổ sung, phân bổ, giao dự toán năm 2022 (gồm cả dự toán năm 2021 chuyển sang) đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia; tiến độ giải ngân, khả năng thực hiện năm 2022, chi tiết đối với từng nguồn NSTW, NSĐP: nguồn vốn ĐTPT, chỉ thường xuyên, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác - nếu có), theo từng lĩnh vực chi;
- Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).
Đánh giá thực hiện dự toán NSNN trong chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thế nào? (Hình từ internet)
Quy định về tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định về tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022 như sau:
"Điều 9, Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá việc thực hiện chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022.”
Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá việc thực hiện chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 cần phải dựa vào sự thay đổi chính sách pháp luật về chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định về xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 cần phải dựa vào sự thay đổi chính sách pháp luật về chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất như sau:
“Điều 13. Xây dựng dự toán thu năm 2023
1. Nguyên tắc chung
a) Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng các quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và các Luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản pháp luật có liên quan, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN.
b) Xây dựng dự toán thu năm 2023 bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính thế giới và trong nước, tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, về quản lý thu, chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các tác động thu ngân sách gắn với thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH13, Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 và việc bổ sung vốn điều lệ cho 03 Ngân hàng thương mại nhà nước năm cổ phần chi phối theo nghị quyết số 43/2022/QH13; các tác động thu ngân sách do thực hiện các nghĩa vụ của Chính phủ đối với các cam kết với nhà đầu tư nước ngoài đã và đang trình cấp thẩm quyền.
Như vậy, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá việc thực hiện chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 4 Thông tư 122/2012/TT-BTC.
Thông tư 47/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 12/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?