Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản theo Thông tư 27/2023/TT-BYT ra sao?
Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản theo Thông tư 27/2023/TT-BYT ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục 02 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản gồm có như sau:
STT | Danh mục kỹ thuật chuyên môn |
1 | Quan sát, đánh giá, nhận định tình trạng toàn thân người bệnh |
2 | Đo, đếm các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh |
3 | Sơ cứu ban đầu các dấu hiệu nguy hiểm về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch |
4 | Sơ cứu, băng các vết thương phần mềm chảy máu |
5 | Sơ cứu và cố định tạm thời gãy xương |
6 | Sơ cấp cứu và xử trí ban đầu khi bị bỏng |
7 | Xử trí rắn cắn, băng ép bất động sơ cứu rắn cắn |
8 | Xử trí ban đầu khi bị động vật cắn, đốt... |
9 | Sơ cứu ngộ độc, say nắng, say nóng |
10 | Sơ cấp cứu đuối nước |
11 | Sơ cấp cứu tai nạn sinh hoạt khác: điện giật, ngã... |
12 | Hỗ trợ vận chuyển người bệnh an toàn đến cơ sở y tế |
13 | Xử trí sốt |
14 | Chăm sóc, tư vấn bệnh nhân viêm đường hô hấp trên |
15 | Chăm sóc, tư vấn bệnh nhân cúm |
16 | Chăm sóc, tư vấn bệnh nhân đau mắt đỏ |
17 | Chăm sóc, tư vấn ban đầu bệnh nhân sốt xuất huyết |
18 | Xử trí ban đầu viêm da dị ứng, nổi mề đay, phát ban |
19 | Xử trí ban đầu bệnh sởi |
20 | Xử trí ban đầu bệnh quai bị |
21 | Xử trí ban đầu bệnh chân-tay-miệng |
22 | Xử trí ban đầu đau bụng, tiêu chảy |
23 | Tư vấn, hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe |
24 | Tư vấn, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng |
25 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi |
26 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người bị khuyết tật |
27 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh tâm thần |
28 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh tăng huyết áp |
29 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh đái tháo đường |
30 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
31 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh hen phế quản |
32 | Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh ung thư |
33 | Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện |
34 | Tư vấn, hướng dẫn phục hồi chức năng |
35 | Cạo gió, xoa bóp bấm huyệt bằng tay |
36 | Tư vấn cho cho cặp vợ chồng trước khi mang thai |
37 | Tư vấn tâm lí cho phụ nữ mang thai |
38 | Tư vấn tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai |
39 | Tư vấn các dấu hiệu có thai |
40 | Tư vấn kiến thức về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ nhỏ |
41 | Tư vấn phụ nữ mang thai xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền từ mẹ sang con (bao gồm HIV, viêm gan B và giang mai) |
42 | Tư vấn, hướng dẫn phụ nữ mang thai đăng ký quản lý thai và đi khám thai định kỳ ít nhất 04 lần trong thai kỳ |
43 | Hướng dẫn phụ nữ mang thai chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng đầy đủ, theo dõi, kiểm soát việc tăng cân ở mức hợp lý trong giai đoạn mang thai |
44 | Kỹ thuật khám thai |
45 | Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
46 | Tư vấn các dấu hiệu chuyển dạ |
47 | Xử trí đẻ rơi |
48 | Xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ rơi |
49 | Chăm sóc, theo dõi sản phụ chuyển dạ đẻ |
50 | Đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho phụ nữ mang thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ |
51 | Xử trí ban đầu chảy máu trong và ngay sau đẻ |
52 | Đỡ rau - kiểm tra bánh rau |
53 | Khám, xử trí, chăm sóc, theo dõi bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ trong 06 giờ đầu tại nhà |
54 | Khám, xử trí, chăm sóc, theo dõi bà mẹ sau đẻ trong 06 tuần đầu tại nhà |
55 | Khám, xử trí, chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh sau đẻ trong 06 tuần đầu tại nhà |
56 | Chăm sóc, theo dõi vết khâu tầng sinh môn sau đẻ |
57 | Xử trí ban đầu tụt núm vú, cương đau vú, tắc tia sữa cho bà mẹ sau đẻ |
58 | Xử trí ban đầu các dấu hiệu bất thường, nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và chuyển dạ |
59 | Đánh giá trẻ sơ sinh ngay sau đẻ và xử trí ban đầu, chuyển tuyến khi có dấu hiệu nguy hiểm |
60 | Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân bằng phương pháp căng-gu-ru |
61 | Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và xử trí trẻ sặc sữa |
62 | Tắm trẻ sơ sinh |
63 | Chăm sóc da trẻ sơ sinh |
64 | Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh |
65 | Khám, quan sát phát hiện một số dị tật ngoài cho trẻ sơ sinh |
66 | Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, ghi chép biểu đồ tăng trưởng |
67 | Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em |
68 | Hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn bổ sung, hợp lý cho trẻ |
69 | Tư vấn tiêm chủng mở rộng |
70 | Hỗ trợ tư vấn, chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp |
71 | Hỗ trợ tư vấn, chăm sóc trẻ sốt và co giật do sốt |
72 | Hỗ trợ vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế an toàn |
73 | Cấp phát và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm chứa sắt/axit folic cho phụ nữ mang thai, bà mẹ theo hướng dẫn của Trạm y tế xã (nếu có) |
74 | Cấp phát và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm phòng chống và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em theo hướng dẫn của Trạm y tế xã (nếu có) |
75 | Hỗ trợ Trạm y tế xã hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý và hiệu quả theo chỉ định và hướng dẫn của Trạm y tế xã. |
76 | Ghi chép sổ sách, báo cáo chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử |
Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản theo Thông tư 27/2023/TT-BYT ra sao? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn, bản ra sao?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn, bản như sau:
(1) Trình độ chuyên môn, đào tạo: Cô đỡ thôn, bản phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định sau:
+ Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 04 của Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.
+ Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
- Có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên.
(2) Tự nguyện tham gia làm Nhân viên y tế thôn, bản hoặc Cô đỡ thôn, bản.
(3) Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Cô đỡ thôn, bản có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định như sau:
Chức năng đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản
1. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản.
2. Đối với Cô đỡ thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cô đỡ thôn, bản có chức năng hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?