Danh mục sản phẩm sữa chế biến phải kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương?

“Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quyết định về việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy định về danh mục sản phẩm sữa chế biến phải kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm như thế nào?” – Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hào.

Nhập khẩu là gì? Quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tra?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như sau:

“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép”

Theo đó, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:

“Điều 65. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này”

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:

- Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;

- Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;

- Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Danh mục sản phẩm sữa chế biến thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm 5 được quy định như thế nào?

Danh mục sản phẩm sữa chế biến phải kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương? (Hình từ internet)

Trách nhiệm tổ chức việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quy định về trách nhiệm tổ chức việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã hs) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của bộ công thương như sau:

“Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Vụ Khoa học và Công nghệ: (i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ; (ii) Kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 2 của Quyết định này.
2. Giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 1 của Quyết định này.
3. Giao Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 3 của Quyết định này.”

Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ;

- Kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 2 của Quyết định này.

Danh mục sản phẩm sữa chế biến phải kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 2.1 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quy định về danh mục sản phẩm sữa chế biến thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm như sau:

Xem toàn bộ danh mục sản phẩm sữa chế biến tại Phụ lục 2.1 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của cửa hàng?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải công khai thông tin rộng rãi đến công chúng những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
4,460 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào