Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn dự kiến như thế nào? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn tổ chức Bộ máy Chính phủ?
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn như thế nào? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn tổ chức Bộ máy Chính phủ?
Ngày 6/12/2024, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ban hành Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn như sau:
- Có 13 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ).
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn như sau:
(1) Danh sách các Bộ
STT | Danh sách các Bộ |
1 | Bộ Quốc phòng |
2 | Bộ Công an |
3 | Bộ Tư pháp |
4 | Bộ Công Thương |
5 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
6 | Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (dự kiến) |
7 | Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (dự kiến) |
8 | Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (dự kiến) |
9 | Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (dự kiến) |
10 | Bộ Nội vụ và Lao động (dự kiến) |
11 | Bộ Y tế |
12 | Bộ Ngoại giao |
13 | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
(2) Danh sách các cơ quan ngang Bộ
STT | Danh sách các cơ quan ngang Bộ |
1 | Văn phòng Chính phủ |
2 | Thanh tra Chính phủ |
3 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
4 | Ủy ban Dân tộc |
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn dự kiến như thế nào? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn tổ chức Bộ máy Chính phủ? (Hình từ Internet)
Định hướng kế hoạch sắp xếp các bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 có nêu rõ định hướng kế hoạch sắp xếp các bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
(I) Duy trì 08 Bộ, cơ quan ngang Bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong)
- Đối với các Bộ, gồm: (1) Bộ Quốc phòng; (2) Bộ Công an; (3) Bộ Tư pháp; (4) Bộ Công Thương; (5) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đối với các cơ quan ngang Bộ, gồm: (1) Văn phòng Chính phủ; (2) Thanh tra Chính phủ; (3) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang Bộ nêu trên là cần thiết, bảo tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
(II) Định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang Bộ
(1) Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
(2) Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
(3) Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
(4) Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
(5) Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
(6) Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.
(7) Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).
(8) Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
(9) Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ưu điểm của phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là gì?
Theo Mục 3 Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 có nêu rõ ưu điểm của phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ như sau:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đối với một số lĩnh vực theo yêu cầu Nghị quyết 18, 19-NQ/TW, Nghị quyết 56/2017/QH14, Kết luận 74-KL/TW, Kết luận 50, 62-KL/TW, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm; đồng thời, điều chỉnh hợp lý về phân công quản lý nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực, khắc phục chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Cùng với việc sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy Chính phủ nêu trên sẽ thực hiện sắp xếp lại tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng đội ngũ và tinh giản biên chế một cách triệt để gắn với thực hiện chính sách thu hút người có tài năng vào khu vực công theo đúng chủ trương chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2025 trên cả nước? Các loại pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2025?
- Mẫu quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng? Tải về file word quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng mới nhất?
- Mẫu công văn giải trình chênh lệch doanh thu? Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện thế nào?
- Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?
- Ngày 27 tháng 1 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?