Danh sách ủng hộ tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ 20/9 đến 8/10/2024 của các tập thể, cá nhân ra sao?
Danh sách ủng hộ tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ 20/9 đến 8/10/2024 của các tập thể, cá nhân ra sao?
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương bằng hình thức chuyển khoản và nộp tiền mặt tại Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Dưới đây là danh sách ủng hộ tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ 20/9/2024 đến 12h00 ngày 8/10/2024 của các tập thể, cá nhân.
*Trên đây là danh sách ủng hộ tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ 20/9 đến 8/10/2024 của các tập thể, cá nhân.
Thông tin cập nhật số tài khoản ủng hộ của Ban Cứu trợ Trung ương:
I. TÀI KHOẢN VND TẠI KHO BẠC: Tên Tài khoản: Văn phòng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Số Tài khoản: 3713.0.1058784.00000 Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784 Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước II. TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG: 1. TÀI KHOẢN VND TẠI VIETINBANK 1.1. Tài khoản VND Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương Số tài khoản: CT1111 Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội 1.2. Tài khoản USD Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương Số tài khoản: 110630051111 Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội 2. TÀI KHOẢN TẠI VIETCOMBANK 2.1. Tài khoản VND Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương Số Tài khoản: 0011.00.1932418 Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. 2.2. Tài khoản USD Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8 Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. SW Code: BFTVVNVX |
Danh sách ủng hộ tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ 20/9 đến 8/10/2024 của các tập thể, cá nhân ra sao? (Hình ảnh Internet)
Quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò, nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định về vai trò, nhiệm vụ MTTQ Việt Nam hiện nay như sau:
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
Nội dung công khai đóng góp tiền từ thiện theo quy định hiện nay như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về việc công khai đóng góp tự nguyện như sau:
(1) Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
(2) Nội dung công khai:
- Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện.
- Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
- Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
(3) Hình thức công khai:
- Công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa điểm sinh hoạt cộng đồng (thôn, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố).
- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện ít nhất một trong ba hình thức công khai quy định tại khoản 3 Điều này; trong đó phải thực hiện hình thức bắt buộc là công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị; trường hợp chưa có trang thông tin điện tử phải thực hiện niêm yết tại trụ sở làm việc.
(4) Thời điểm công khai:
- Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành.
- Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện.
- Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
- Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
(5) Thời gian công khai:
- Niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức, cơ quan, đơn vị, điểm sinh hoạt cộng đồng và công khai trên Trang thông tin điện tử trong 30 ngày.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: 03 số liên tiếp báo viết, 03 ngày liên tiếp trên chương trình của đài phát thanh, đài truyền hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?