Danh tính điện tử của công dân Việt Nam theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2024 là gì?

Danh tính điện tử của công dân Việt Nam theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2024 là gì? Câu hỏi từ anh N.V.P - TPHCM

Danh tính điện tử của công dân Việt Nam theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2024 là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Căn cước 2023 nêu rõ danh tính điện tử của công dân Việt Nam như sau:

Danh tính điện tử của công dân Việt Nam (sau đây gọi là danh tính điện tử) là một số thông tin sau đây của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho phép xác định duy nhất người đó trên môi trường điện tử thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử và để tạo lập căn cước điện tử:

- Số định danh cá nhân;

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Ảnh khuôn mặt;

- Vân tay.

Trong đó:

Cơ sở dữ liệu căn cước là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về căn cước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hệ thống định danh và xác thực điện tử là hệ thống thông tin để thực hiện đăng ký, tạo lập, quản lý tài khoản định danh điện tử và thực hiện xác thực điện tử.

Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Danh tính điện tử của công dân Việt Nam theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2024 là gì?

Danh tính điện tử của công dân Việt Nam theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2024 là gì? (Hình từ Internet)

Hệ thống thông tin kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Căn cước 2023, các hệ thống thông tin bao gồm:

- Cơ quan nhà nước

- Tổ chức chính trị

- Tổ chức chính trị - xã hội

- Tổ chức cung cấp dịch vụ công

Các hệ thống thông tin trên có thể kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua nền tảng định danh và xác thực điện tử.

Ngoài ra, chủ thể danh tính điện tử khai thác, chia sẻ thông tin danh tính điện tử và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử với tổ chức, cá nhân khác qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Căn cước điện tử có những thông tin gì của công dân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Căn cước 2023 có nêu rõ như sau:

Căn cước điện tử
1. Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử.
2. Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin sau đây:
a) Thông tin quy định từ khoản 6 đến khoản 18 và khoản 25 Điều 9, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 của Luật này;
b) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
3. Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp căn cước điện tử.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp căn cước điện tử.

Theo như quy định trên, Căn cước điện tử chứa đựng:

- Danh tính điện tử:

- Các thông tin:

+ Nơi sinh.

+ Nơi đăng ký khai sinh.

+ Quê quán.

+ Dân tộc.

+ Tôn giáo.

+ Quốc tịch.

+ Nhóm máu.

+ Số chứng minh nhân dân 09 số.

+ Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.

+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

+ Nơi thường trú.

+ Nơi tạm trú.

+ Nơi ở hiện tại.

+ Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.

+ Thông tin nhân dạng

+ Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.

- Thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành

Căn cước điện tử có giá trị sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Căn cước 2023 có nêu rõ giá trị sử dụng của căn cước điện tử như sau:

- Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

- Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Luật Căn cước 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, trừ khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước 2023

Danh tính điện tử Tải về trọn bộ các văn bản về Danh tính điện tử hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh tính điện tử người nước ngoài là gì? Danh tính điện tử người nước ngoài gồm những thông tin nào?
Pháp luật
Danh tính điện tử của công dân Việt Nam bao gồm thông tin gì? Căn cước điện tử có danh tính điện tử của công dân không?
Pháp luật
Danh tính điện tử là thông tin của ai trong hệ thống định danh và xác thực điện tử? Danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức gồm có những thông tin nào?
Pháp luật
Danh tính điện tử của công dân Việt Nam theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2024 là gì?
Pháp luật
Số định danh của người nước ngoài là gì? Danh tính điện tử có bao gồm thông tin sinh trắc học không?
Pháp luật
Chủ thể danh tính điện tử là tổ chức có phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử không?
Pháp luật
Danh tính điện tử tổ chức có thông tin của người đứng đầu tổ chức đó không? Cập nhật thông tin thay đổi về danh tính điện tử vào tài khoản định danh điện tử bằng cách nào?
Pháp luật
Danh tính điện tử công dân Việt Nam có thông tin về dấu vân tay không? Thông tin danh tính điện tử của công dân Việt Nam được cập nhật thế nào?
Pháp luật
Chủ thể danh tính điện tử là ai? Chủ thể danh tính điện tử khi sử dụng tài khoản định danh điện tử phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Danh tính điện tử của công dân Việt Nam bao gồm những nội dung nào? Tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam gồm bao nhiêu mức độ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh tính điện tử
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
5,532 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh tính điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh tính điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào