Đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học?
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học cho lao động là người dân tộc thiểu số?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH thực hiện Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học cho lao động là người dân tộc thiểu số như sau:
* Về nội dung hỗ trợ
- Phát triển chương trình, nội dung đào tạo, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp.
- Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số.
- Số hóa hoạt động của nhà trường, trong đó chú trọng đến quản lý tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chất lượng, phát triển chương trình, quản lý nhà giáo, quản lý học sinh, sinh viên, kết nối doanh nghiệp.
* Về cách thức thực hiện
- Đối với phát triển chương trình, nội dung đào tạo, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp: Thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Thông tư 15/2022/TT-BTC.
- Đối với phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị, học liệu số; số hóa hoạt động của nhà trường
Trường hợp xây dựng dự án: Việc lập Dự án ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin; định mức, đơn giá chuyên ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan ban hành.
Trường hợp không phải lập dự án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Việc cải tạo, sửa chữa hạ tầng, mua sắm tài sản, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin; thuê dịch vụ công nghệ thông tin: thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định 73/2019/NĐ- CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Việc thuê bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học? (Hình từ Internet)
Số hóa chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số?
Theo quy định tại Điều 30 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, thực hiện số hóa chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số như sau:
* Về nội dung hỗ trợ
- Lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu, thông số kỹ thuật để số hóa, mô phỏng bài giảng.
- Xây dựng đề cương, nội dung, kịch bản bài giảng điện tử phù hợp với số hóa, mô phỏng và thực hiện bài giảng.
- Thẩm định, nghiệm thu bài giảng số hóa, mô phỏng và sản phẩm hoàn thiện.
- Xây dựng video bài giảng mẫu.
- Xây dựng thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng bài giảng.
* Về cách thức thực hiện:
Tạo lập thông tin điện tử đối với chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo và tài liệu hướng dẫn đào tạo: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC;
Xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo trực tuyến, bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng trình độ cao đẳng, trung cấp
- Tập huấn cho các Ban chủ nhiệm và Hội đồng nghiệm thu: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC; hỗ trợ công tác phí theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ;
- Chi xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng:
+ Lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu, thông số kỹ thuật để số hóa, mô phỏng bài giảng: 1.000.000 đồng/nội dung, mục tiêu hoặc thông số kỹ thuật;
+ Xây dựng, thu thập tư liệu âm thanh, hình ảnh, video để thiết kế bài giảng: 5.000.000 đồng/bài giảng;
+ Xây dựng đề cương, nội dung, kịch bản bài giảng điện tử phù hợp với số hóa, mô phỏng: 2.000.000 đồng/bài;
+ Lựa chọn công cụ, phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng và số hóa bài giảng (xây dựng bằng MS PowerPoint, ghi âm, thu hình; biên tập video, âm thanh; sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng): 35.000.000 đồng/bài giảng có thời lượng 30 phút, mỗi phút tăng thêm 01 triệu đồng/phút);
+ Chi xây dựng thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng bài giảng: tối đa 25.000.000 đồng/bài giảng;
+ Chạy thử, chỉnh sửa và lưu bài giảng: 5.000.000 đồng/bài;
+ Chi mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ thực hành, thực tập phục vụ cho bài giảng: Mức chi theo thực tế và phù hợp với từng ngành nghề do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định nhưng không quá 20.000.000 đồng/bài;
- Thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn, giám sát: 300.000 đồng/phút/bài giảng. Hỗ trợ công tác phí cho chuyên gia theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ;
- Thẩm định, nhận xét, đánh giá
+ Thẩm định, nghiệm thu: 300.000 đồng/phút/bài giảng; hỗ trợ công tác phí theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ;
+ Bổ sung, chỉnh sửa: Nội dung chi bằng mức 30% so với xây dựng mới, các nội dung chi tập huấn, công tác phí, thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn giám sát, thẩm định, nhận xét đánh giá và họp thẩm định bằng mức chi xây dựng mới;
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống dạy học trực tuyến: Mức chi theo thực tế phát sinh, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước.
Xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp đối với lao động là người dân tộc thiểu số?
Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp đối với lao động là người dân tộc thiểu số theo 05 nội dung sau:
- Xây dựng, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.
- Xây dựng quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.
- Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.
- Xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, hoạt động xây dựng bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp đối với lao động là người dân tộc thiểu số được thực hiện dựa trên các nội dung về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp; định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo; thiết bị đào tạo tối thiểu và chất lượng trong thực hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?