Đáp án chính thức môn Toán 2023 tốt nghiệp THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố?
Đáp án chính thức môn Toán tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023?
Nóng: Đáp án đề thi Toán tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024
Môn Toán là môn thi thứ hai trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với thời gian làm bài là 90 phút, đã diễn ra vào chiều 28/6/2023:
Ngày 1/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đáp án chính thức môn Toán tốt nghiệp THPT Quốc gia và thang điểm chấm môn toán tốt nghiệp THPT
Theo đó, đáp án chính thức môn toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Xem toàn bộ: Tại đây
Đáp án chính thức môn Toán tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 từ Bộ GD&ĐT? Thang điểm chấm môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2023? (Hình từ Internet)
Bài thi môn toán THPT sẽ được chấm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định cách chấm bài thi môn toán như sau:
Quy định chung về chấm bài thi trắc nghiệm
- Các thành viên của Ban Chấm thi trắc nghiệm, người đang thi hành nhiệm vụ liên quan thực hiện nhiệm vụ tại khu vực chấm bài thi trắc nghiệm không được mang theo bút chì, tẩy và các vật dụng bị cấm khác theo quy định của Quy chế thi vào phòng chấm thi trắc nghiệm; không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ hình thức nào và bất kỳ lí do gì;
- Thành viên Tổ Chấm trắc nghiệm phải nghiêm túc tuân thủ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm theo quy định; trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện bất thường phải báo ngay với Tổ trưởng Tổ Chấm trắc nghiệm để cùng Tổ Giám sát lập biên bản, báo cáo Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm xử lý;
- Các Phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GDĐT cung cấp, kể từ khi quét ảnh đến khi có kết quả là điểm bài thi của từng thí sinh;
- Thống nhất sử dụng mã bài thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT;
- Trong quá trình xử lý, chấm điểm, Ban Chấm thi trắc nghiệm phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và kịp thời báo cáo Bộ GDĐT theo quy định.
Xử lý bài thi trắc nghiệm:
- Quét phiếu TLTN: Thực hiện quét phiếu TLTN theo từng túi, kiểm tra túi bài thi trên phần mềm, xong túi nào niêm phong lại túi đó. Ngay khi quét xong tất cả túi/phiếu TLTN của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét đã được phần mềm chấm thi tự động mã hóa phải được sao lưu ra 02 bộ đĩa CD/DVD (sau đây gọi chung là đĩa CD) có nội dung giống nhau;
- Nhận dạng ảnh quét: Ngay sau khi nhận dạng xong ảnh quét bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu nhận dạng ảnh quét đã được phần mềm chấm thi tự động mã hóa phải được sao lưu ra 02 bộ đĩa CD có nội dung giống nhau;
- Sửa lỗi kỹ thuật: Ngay sau khi sửa lỗi kỹ thuật tất cả các bài thi trắc nghiệm bị lỗi của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu sửa lỗi kỹ thuật đã được phần mềm chấm thi tự động mã hóa phải được sao lưu ra 02 bộ đĩa CD có nội dung giống nhau;
- Trong mỗi bước trên, toàn bộ 02 bộ đĩa CD có nội dung giống nhau tại từng bước phải được đóng gói niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; chỉ khi gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) 01 bộ đĩa để quản lý và bàn giao 01 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ và được Chủ tịch Hội đồng thi cho phép thì mới được tiến hành bước tiếp theo. Phải báo cáo Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để được chấp thuận sử dụng các bộ đĩa này.
Chấm điểm
Sau khi hoàn thành các công việc xử lý bài thi trắc nghiệm:
- Tổ Chấm trắc nghiệm mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm của Bộ GDĐT, lập biên bản mở niêm phong và nạp dữ liệu chấm vào phần mềm chấm thi trắc nghiệm dưới sự giám sát của công an và Tổ Giám sát;
- Tiến hành chấm điểm, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp;
- Thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT;
- Trong quá trình xử lý, Hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).
Các thông tin nào thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển đại học?
Tại Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023 có hướng dẫn thí sinh cần lưu ý các thông tin sau khi đăng ký xét tuyển đại học, bao gồm:
- Thí sinh xét tuyển sớm tại cơ sở đào tạo, vẫn phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống: Thí sinh chọn thứ tự cho nguyện vọng đã được các CSĐT xét tuyển sớm (kết quả xét tuyển sớm được các CSĐT đưa lên Hệ thống để hỗ trợ thí sinh lựa chọn).
Lưu ý: Thí sinh xét tuyển sớm phải cung cấp các minh chứng (điểm xét tuyển, minh chứng về đối tượng ưu tiên) cho cơ sở đào tạo (nếu cơ sở đào tạo yêu cầu) để làm căn cứ xét tuyển. Cơ sở đào tạo không được yêu cầu thí sinh cung cấp văn bản xác nhận về nơi thường trú.
- Đối với thí sinh xét tuyển thẳng, nếu đã xác nhận nhập học trên Hệ thống sẽ không được đăng ký xét tuyển tiếp.
- Trong thời gian thí sinh đăng ký xét tuyển, thí sinh chọn cung cấp dữ liệu trên Hệ thống để xét tuyển: Điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập bậc THPT, kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?