Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào?
Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào?
Chi tiết đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 như sau:
Câu 1: Mối nguy hiểm từ USB không rõ nguồn gốc là gì?
Đáp án: Lây lan virus hoặc mã độc
Câu 2: Khi sử dụng USB không rõ nguồn, bạn nên làm gì?
Đáp án: Quét virus trước khi sử dụng
Câu 3: Phần mềm chống mã độc giúp gì trong bảo mật thông tin?
Đáp án: Ngăn chặn phần mềm gián điệp
Câu 4: Dấu hiệu phổ biến của tin nhắn lừa đảo là gì?
Đáp án: Có lỗi chính tả và đường link lạ
Câu 5: Điều nào không nên làm khi nhận email đáng ngờ?
Đáp án: Trả lời email để xác minh
Câu 6: Cách nhận diện tin nhắn lừa đảo phổ biến là gì?
Đáp án: Yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm
Câu 7: Khi thấy thông báo lỗi bảo mật từ website, bạn nên làm gì?
Đáp án: Ngừng truy cập ngay
Câu 8: Lý do nào quan trọng nhất để thay đổi mật khẩu định kỳ?
Đáp án: Ngăn chặn truy cập trái phép
Câu 9: Điều gì không nên làm khi sử dụng mạng Wi-Fi công cộng?
Đáp án: Đăng nhập vào tài khoản ngân hàng
Câu 10: Dấu hiệu nhận biết website lừa đảo là gì?
Đáp án: Thiếu ký hiệu ổ khóa
Câu 11: Khi nào bạn nên kiểm tra các cài đặt bảo mật trên thiết bị?
Đáp án: Thường xuyên và định kỳ
Câu 12: Phương pháp phòng tránh khi nhận được cuộc gọi lừa đảo Deepfake là gì?
Đáp án: Kiểm tra số tài khoản và xác minh qua kênh khác
Câu 13: Biện pháp phòng tránh khi nhận được email lừa đảo là gì?
Đáp án: Không nhấn vào liên kết
Câu 14: Tại sao tin nhắn SMS Brandname giả mạo lại nguy hiểm?
Đáp án: Có đường link không đáng tin cậy
Câu 15: Khi sử dụng USB từ nguồn không rõ, bạn nên làm gì?
Đáp án: Quét virus trước khi mở
Câu 16: Khi sử dụng Wi-Fi công cộng, bạn nên làm gì để bảo mật?
Đáp án: Sử dụng mạng riêng ảo (VPN)
Câu 17: Khi cài đặt ứng dụng, bạn nên kiểm tra điều gì trước tiên?
Đáp án: Quyền truy cập mà ứng dụng yêu cầu
Câu 18: Lừa đảo qua video Deepfake thường nhằm mục đích gì?
Đáp án: Lừa đảo tài chính
Câu 19: Khi phát hiện phần mềm độc hại, bước đầu tiên cần làm là gì?
Đáp án: Ngắt kết nối mạng
Câu 20: Lý do để cài đặt phần mềm bảo mật trên máy tính cá nhân là gì?
Đáp án: Ngăn chặn tấn công mạng
Trên đây là đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Lưu ý: Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Thể lệ cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào?
Chi tiết thể lệ cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 Tải về như sau:
Nội dung thi: Các vấn đề liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường số như: Tổng quan chung về an toàn thông tin, cách thức nhận diện các tình huống lừa đảo qua mạng phổ biến; Nhận diện và nâng cao kỹ năng bảo vệ thông tin trên thiết bị di động, máy tính, các ứng dụng số; Thực trạng và giải pháp về bảo mật thông tin cá nhân…
Cách thức dự thi:
Bước 1: Đối tượng dự thi sử dụng một trong các thiết bị điện tử kết nối Internet (như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, máy vi tính …) quét mã QR bên dưới hoặc truy cập vào địa chỉ: https://onetouch.mic.gov.vn/khoa-hoc/cuocthi-bao-ve-an-toan-thong-tin-ca-nhan-tren-moi-truong-so-tinh-dong-nai-nam-2024 nhập đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo yêu cầu (họ tên, số căn cước công dân, địa chỉ xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố, số điện thoại di động). Đây cũng là tiêu chí để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân dự thi trong trường hợp đạt giải thưởng.
Bước 2: Sau khi hoàn tất thủ tục, thí sinh sẽ đăng nhập được vào hệ thống và có thể xem video bài giảng tham khảo (tiến trình xem video bài giảng phải đạt tối thiểu 75%) cũng như bắt đầu dự thi khi đã sẵn sàng.
Bước 3: Mỗi thí sinh tham dự 01 lần duy nhất và trả lời đủ 20 câu hỏi trắc nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi của Ban Tổ chức trong thời gian 15 phút.
Cách thức chấm giải: Ban Tổ chức sẽ lựa chọn các cá nhân có thành tích xuất sắc nhất đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Điều kiện để xét trao giải: tiến trình xem video bài giảng phải đạt tối thiểu 75%, hoàn thành 100% tiến trình bài thi, có thời gian trả lời nhanh nhất, nhiều đáp án đúng nhất cũng như tham gia dự thi sớm nhất (theo Thể lệ cuộc thi đính kèm).
Cơ cấu giải thưởng
- Đợt 1: Tổ chức thí điểm tại Huyện Nhơn Trạch. Ban Tổ chức sẽ chọn ra 05 cá nhân có xếp hạng cao nhất để trao các giải thưởng 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 02 giải Khuyến khích gồm: giấy khen của Sở Thông tin và Truyền thông kèm phần thưởng (của Đơn vị tổ chức cuộc thi).
Giải thưởng:
+ 01 giải nhất trị giá 2.500.000 đồng.
+ 01 giải nhì trị giá 1.500.000 đồng
+ 01 giải ba trị giá 1.000.000 đồng
+ 02 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng
- Đợt 2: Triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (các địa phương còn lại trừ Huyện Nhơn Trạch). Ban Tổ chức sẽ chọn ra 09 cá nhân có xếp hạng cao nhất để trao các giải thưởng 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 06 giải Khuyến khích gồm: giấy khen của Sở Thông tin và Truyền thông kèm phần thưởng (của Đơn vị tổ chức cuộc thi). Cá nhân đạt giải sẽ được biểu dương trên các nền tảng truyền thông của chương trình.
Giải thưởng:
- 01 giải nhất trị giá 3.000.000 đồng.
- 01 giải nhì trị giá 2.000.000 đồng.
- 01 giải ba trị giá 1.000.000 đồng.
- 06 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng
Thời gian thi:
- Đợt 1: Tổ chức thí điểm tại Huyện Nhơn Trạch: Bắt đầu từ ngày 06/12/2024 cho đến hết ngày 12/12/2024 cuộc thi sẽ kết thúc.
- Đợt 2: Triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (các địa phương còn lại trừ Huyện Nhơn Trạch): Bắt đầu từ ngày 18/12/2024 cho đến hết ngày 24/12/2024 cuộc thi sẽ kết thúc. Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 lượt thi.
Bài thi không hợp lệ:
- Bài dự thi đăng ký tài khoản không đúng với nội dung thông tin cá nhân được quy định tại mục I của Thể lệ này.
- Bài dự thi không đảm bảo thời gian quy định được thiết lập trên phần mềm.
- Thí sinh thuộc đối tượng tham gia thi Đợt 1 nhưng tham gia thi Đợt 2 và ngược lại.
Có các biện pháp nào để bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, có quy định về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.
2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:
a) Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
b) Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
c) Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
d) Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;
đ) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có những biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước còn có nhiệm vụ gì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?