Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 trên internet thế nào?
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 trên internet thế nào?
MỚI: Đáp án Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 vòng 3
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 trên internet như sau:
PHẦN I: Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 hạng THPT
Câu 1: Theo bạn người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
A.- Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.
B.- Không được mang, vác.
C.- Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
D.- Được mang vác vật cồng kềnh.
Câu 2: Theo bạn khi điều khiển xe trên đường cao tốc những việc nào không cho phép?
A. - Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
B. - Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
C. - Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
D. - Dừng xe, đỗ xe ở nơi không đúng quy định.
Câu 3: Trên một con dốc hẹp anh Tuấn điều khiển xe đạp điện đi xuống dốc gặp chị Hương đi xe máy đi lên dốc thì anh Tuấn phải xử lí như thế nào ?
A. Anh Tuấn phải nhường đường cho chị Hương vì theo Luật Giao thông đường bộ thì xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc.
B. Chị Hương phải nhường đường cho anh Tuấn vì theo Luật Giao thông đường bộ xe máy phải nhường đường cho xe đạp.
C. Cả hai cứ đi bình thường.
Câu 4: Theo bạn hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
A. - Không bị nghiêm cấm.
B.- Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể.
C.- Bị nghiêm cấm
D.- Không bị nghiêm cấm nếu có lý do cụ thể.
Câu 5: Trong trường hợp khẩn cấp, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện có được phép kéo, đẩy xe khác, vật khác không?
A. Có
B. Không được phép
Câu 6: Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông phải tuân thủ quy định nào dưới đây?
A. Phải đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy và cài quai đúng quy cách.
B. Không cần đội mũ bảo hiểm.
C. Phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn dành cho người đi mô tô, xe máy khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ.
D. Chỉ cần đội mũ thời trang là được.
Câu 7: Hành vi điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường, theo Nghị Định số 46/2016/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ… đến…?
A. Xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng và sẽ bị tịch thu phương tiện nếu tái phạm nhiều lần.
B. Xử phạt từ 200.000 đến 250.000 đồng và sẽ bị giam giữ phương tiện nếu tái phạm nhiều lần.
C. Xử phạt từ 50.000 đến 100.000 đồng và sẽ bị giam giữ phương tiện nếu tái phạm nhiều lần.
D. Xử phạt từ 30.000 đến 50.000 đồng và sẽ bị giam giữ phương tiện nếu tái phạm nhiều lần.
Câu 8: Hành vi đi xe đạp điện lên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ… đến… ?
A. Từ 100.000 đến 200.000 đồng.
B. Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
C. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Câu 9: Khi đi xe đạp điện, trên đường ở những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường, bạn phải xử lý như thế nào là đúng Luật giao thông đường bộ?
A. Phải giảm tốc độ
B. Nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường an toàn
C. Tất cả các phương án dưới đây
Câu 10: Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, để đảm bảo an toàn, người lái xe cần bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ có đúng hay không?
A. Không đúng
B. Đúng
Câu 11: Theo em, tình trạng taxi tụ tập trước cổng bệnh viện như hình trên để bắt khách có thể gây ra nguy hiểm gì?
A. Gây nguy hiểm cho khách khi lên xuống xe
B. Gây cản trở các phương tiện giao thông lưu thông trên đường
C. Cả A và B
D. Không gây nguy hiểm gì
Câu 12: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
Câu 13: Theo em, tư thế ngồi điều khiển xe máy như hình trên là đúng hay sai?
A. Sai, vì khoảng cách giữa tay lái và người điều khiển quá gần, khiến tay bị vướng khi vào cua
B. Đúng, vì nắm được tay lái chắc hơn, dễ điều khiển
C. Đúng, vì chân ghì vào đầu xe để có điểm tựa
D. Cả B và C
Câu 14: Theo em, vì sao đã có bảng cấm "Để xe đạp, xe máy đúng nơi quy định" nhưng người trong hình vẫn cố tình vi phạm?
A. Vì không hiểu biết và tuân thủ Luật giao thông đường bộ
B. Vì thiếu ý thức tôn trọng người và phương tiện khác tham gia giao thông
C. Vì không tự giác chấp hành đúng quy định của pháp luật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Theo em, có nên hành động như người trong hình trên không?
A. Không nên, vì như thế gây nguy hiểm cho chính mình và người tham gia giao thông khác
B. Không nên, vì chở hàng cồng kềnh là vi phạm Luật giao thông đường bộ
C. Nên, vì sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển
D. Cả A và B
Câu 16: Theo em, có nên đứng trên xe để lái xe không?
A. Không nên vì khi đứng lên xe, trọng lực bị đẩy lên cao khiến xe mất thăng bằng.
B. Không nên, vì tư thế này rất khó điều khiển xe, chỉ cần một cú phanh gấp có thể khiến người lái lộn nhào về phía trước.
C. Cả A và B
D. Nên, vì đây là một tư thế khó, không phải ai cũng lái được.
Câu 17: Theo em, tư thế lái xe như hình trên là đúng hay sai?
A. Sai, vì ngồi quá xa tay lái sẽ khiến gặp khó khăn khi vào cua gấp.
B. Đúng, vì như vậy khiến người lái có tác phong thể thao hơn.
C. Đúng, vì như vậy khiến người lái duỗi chân thoải mái hơn
D. Cả B và C
Câu 18: Biển nào báo hiệu đường hai chiều ?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 2 và 3
Câu 19: Theo em, hành động như những người trong hình trên đúng hay sai?
A. Đúng, vì như vậy là tuân thủ Luật giao thông đường bộ, dừng khi có đèn đỏ
B. Sai, vì những người này tràn sang cả làn đường đối diện
C. Sai vì chưa cách rào chắn một khoảng cách an toàn như Luật giao thông quy định
D. Cả B và C
Câu 20: Biển nào báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 1 và 2.
Xem thêm: Tổng hợp lời chúc cô giáo chủ nhiệm 20/10 ý nghĩa
Xem thêm: Link tham gia cuộc thi Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2024
Xem thêm: Mẫu bài dự thi viết Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024
PHẦN II: Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 hạng THCS
Câu 1: An đi học bằng xe đạp nhưng rất lúng túng khi đến nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Theo bạn, An cần thực hiện việc nhường đường như thế nào là an toàn và đúng quy tắc giao thông?
A. An phải cho xe giảm tốc độ
B. An phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải
C. Tất cả các phương án dưới đây
Câu 2: Chọn những nội dung góp phần xây dựng văn hóa giao thông 1. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông 2. Đi đúng làn đường, phần đường theo quy định 3. Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép
A. 1,2 và 3
B. Chỉ 1
C. 2 và 3.
D. 1 và 2
Câu 3: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, An thấy Toàn điều khiển xe đạp len lỏi đi giữa đường cùng các ô tô, xe máy liền nói: Cậu đi sai làn đường rồi, nguy hiểm lắm! Theo bạn, Toàn phải điều khiển xe đi như thế nào mới an toàn và đúng quy tắc giao thông?
A. Đi trên làn đường bên trái, ngoài cùng
B. Đi trên làn đường giữa
C. Đi trên làn đường bên phải trong cùng
Câu 4: Người điều khiển xe ô tô không được dùng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Từ 22h đến 5h sáng.
B. Khi qua ngã ba, ngã tư, trong thành phố, thị xã, thị trấn đông người qua lại.
C. Khi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.
D. Khi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.
Câu 5: An và Toàn đi xe đạp gần đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, An hỏi Toàn: Theo cậu, trên đoạn đường này, phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước? Toàn nói: Có 3 đáp án và chỉ 1 đáp án đúng, cậu suy nghĩ và trả lời nhé?
A. Phương tiện đường sắt
B. Phương tiện đường bộ
C. Phương tiện nào đến trước được ưu tiên đi trước.
Câu 6: Theo em, để dừng đỗ xe an toàn thì nên làm như thế nào?
A. Dừng, đỗ xe đúng nơi quy định
B. Ra tín hiệu cảnh báo trước cho người tham gia giao thông khác
C. Quan sát đảm bảo an toàn mới dừng đỗ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Em hãy cho biết khi sử dụng phanh xe đạp điện cần chú ý điều gì?
A. Phanh trước nằm bên tay phải, thường sẽ ăn (nhậy) hơn phanh sau nhưng lại phanh gấp, dễ làm xe mất phương hướng và ngã
B. Phanh trước nằm bên tay phải thường phanh nhẹ, an toàn hơn phanh sau nhưng lại không ăn (nhập) bằng phanh sau
C. Phanh trước và phanh sau đều có cơ chế ăn (nhập) giống nhau
D. Phanh sau bên tay trái thường sẽ ăn (nhậy) hơn phanh trước nhưng phanh gấp, dễ làm xe mất phương hướng và ngã
Câu 8: Theo bạn, khi đi trên xe moto, xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm như thế nào là an toàn ?
A. Mũ bảo hiểm phải đạt chuẩn, có tem hợp quy
B. Đỗi mũ ngay ngắn, cài quai đúng quy cách
C. Tất cả các phương án
Câu 9: Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính người lái xe phải xử lý như thế nào?
A. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới
B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới
C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới
D. Nhường đường cho xe đi ngược chiều
Câu 10: Theo bạn gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?
A.- Biển 1.
B.- Biển 3.
C.- Biển 2.
D.- Biển 1 và 3.
Câu 11: Biển này có ý nghĩa gì ?
A. Biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường
B. Chỉ hướng đi phải theo.
C. Chỉ hướng đường phải theo.
Câu 12: Biển nào cho phép được quay đầu xe đi theo hướng ngược lại khi đặt biển trước ngã ba, ngã tư?
A. Biển 3
B. Biển 2
C. Biển 1
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Trong các biển dưới đây biển nào là biển cấm xe máy ?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
Câu 14: Em hãy cho biết kỹ năng an toàn khi ôtô bị tai nạn giao thông là gì?
A. Nằm co người, ôm tay vào gối
B. Gắn chặt mình vào ghế, ở tư thế cuộn tròn, tay ôm đầu để tạo thành một khối, cúi đầu càng thấp càng tốt
C. Tìm cách ra gần cửa xe
D. Hét thật to cho bớt sợ
Câu 15: Theo bạn biển nào cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên theo quy định?
A.- Biển 1.
B.- Biển 2.
C.- Biển 1 và 3.
D.- Cả ba phương án.
Câu 16: Biển nào không cho phép rẽ trái?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Không biển nào
Câu 17: Theo bạn biển nào báo sắp đến chỗ giao nhau với đường ưu tiên?
A.- Biển 1 và 2.
B.- Biển 2 và 3.
C.- Biển 2
D.- Cả ba biển.
Câu 18: Biển nào dưới đây chỉ đường cấm ?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Cả 3 biển
Câu 19: Theo em, trượt patin như các bạn như hình trên vì sao không an toàn?
A. Không đội mũ bảo hiểm
B. Không mang đệm bảo hiểm khuỷu tay, khuỷu chân.
C. Trượt dưới lòng đường
D. Tất cả phương án trên
Cau 20: Theo bạn biển nào cấm ô tô tải?
A.- Cả ba phương án.
B.- Biển 2 và 3.
C.- Biển 1 và 3.
D.- Biển 1 và 2.
Trên đây là toàn bộ đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 trên internet.
Lưu ý: đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 trên chỉ mang tính tham khảo, các bạn học sinh cần kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác.
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 tuần 1 trên internet thế nào? (Hình từ Internet)
Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 ra sao?
Ngày 05 tháng 9 năm 2024, BTC Chương trình truyền thông Vì An toàn giao thông Thủ Đô UBND TP Hà Nội đã có Quyết định 225/QĐ-BTCATGT tải về việc ban hành thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 trên internet.
Chi tiết thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 như sau:
Nội dung và các hình thức thi trắc nghiệm trên internet
1. Nội dung
- Về kiến thức: Quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; kiến thức cơ bản về an toàn giao thông; một số hiểu biết về công trình giao thông, phương tiện tham gia giao thông.
- Về kỹ năng: Tham gia giao thông an toàn; xử lý tình huống giao thông; điều khiển phương tiện giao thông; khắc phục hậu quả và giải quyết tai nạn giao thông.
- Về thái độ: Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; chấp hành luật và tuyên truyền về pháp luật giao thông.
2. Hình thức thi:
Cuộc thi “Vì an toàn giao thông Thủ đô” trên internet là một cuộc thi trắc nghiệm kiến thức về An toàn giao thông trên internet tại địa chỉ: http://giaothonghanoi.kinhtedothi.vn.
Nội dung các câu hỏi tập trung vào các nội dung: Kiến thức về an toàn giao thông; kỹ năng xử lý các tình huống; các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.
Thời gian và đối tượng đăng ký tham gia
1. Thời gian
- Thời gian thi vòng:
+ Vòng 1: Bắt đầu từ 8h00 ngày 14/10/2024, kết thúc trước 17h00 ngày 27/10/2024
+ Vòng 2: Bắt đầu từ 8h00 ngày 28/10/2024, kết thúc trước 17h00 ngày 10/11/2024
+ Vòng 3: Bắt đầu từ 8h00 ngày 11/11/2024, kết thúc trước 8h00 ngày 24/11/2024
- Sau khi kết thúc mỗi vòng thi sẽ thông báo công khai kết quả.
- Trao giải vòng tự do: Sau khi có kết quả của 1 vòng thi.
- Trao giải chung kết: Tháng 12/2024.
2. Đối tượng và cách thức đăng ký
2.1. Đối tượng:
Học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Đăng ký tham gia:
- Thí sinh đăng ký thành viên trên trang web http://giaothonghanoi.kinhtedothi.vn (xem phần hướng dẫn đăng ký).
- Thí sinh tham gia dự thi cần đăng ký đúng, đủ các thông tin gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh; thông tin về địa chỉ lớp, trường, quận/huyện; số căn cước công dân, số điện thoại (nếu có)
- Trong trường hợp chưa có tên trường, mã trường trong hệ thống thì báo về địa chỉ: giaothonghanoi.kinhtedothi@gmail.com.
- Thí sinh tự do, đăng ký đầy đủ họ tên, số căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ nơi đăng ký thường trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác.
- Khi đã đăng ký thành viên, thí sinh vào trang web và đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu đã đăng kí. Sau khi đăng nhập thành công thí sinh chọn “Vào thi/Thi tự do” để tham gia các vòng thi tự luyện và chọn “Thi chính thức” để tham gia thị chính thức.
- Tên truy cập của thí sinh không được vi phạm các quy định về đặt tên của trang web http://giaothonghanoi.kinhtedothi.vn. Thí sinh phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản của mình (khi bị mất hoặc quên sẽ không được hỗ trợ tìm lại).
- Khi trúng giải, thí sinh điền đúng, đủ thông tin vào mẫu tờ khai do Ban Tổ chức cung cấp có xác nhận của nhà trường để làm căn cứ trao giải; các thí sinh khác phải có xác nhận của địa phương cư trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác.
Cách thức chấm điểm và xếp giải
1. Phần thi tự do
- Đây là phần thi dành cho tất cả các thí sinh và được chia thành 3 vòng thi cụ thể (tương đương 14 ngày/vòng).
- Mỗi vòng thi sẽ chọn ra 10 thí sinh gồm: 5 thí sinh THCS, 5 thí sinh THPT và các đối tượng khác có kết quả cao nhất xếp theo kết quả thi (lưu ý mỗi cấp học sẽ thi ở bộ đề khác nhau) để trao giải.
- Kết quả thi sẽ được xếp theo tiêu chí: Điểm thi; thời gian thi; ngày thi để trao giải và được vào tham gia vòng thi chung kết.
- Một đề thi gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, số điểm của thí sinh bằng tổng số điểm của mỗi câu trả lời đúng. Trả lời sai không bị trừ điểm.
2. Phần thi chung kết
- Đây là phần thi tập trung dành cho 30 thí sinh có thành tích tốt nhất và đã đạt giải trong qua 3 vòng thi tự do (có phân biệt theo cấp học) để chọn ra các thí sinh đạt các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
- Một đề thi gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, số điểm của thí sinh bằng tổng số điểm của mỗi câu trả lời đúng trong thời gian thi tối đa 20 phút. Trả lời sai không bị trừ điểm.
- Kết quả thi sẽ được xếp theo tiêu chí: Điểm thi; thời gian thi để trao giải.
Giải thưởng
1. Giải thi vòng (chỉ có giải cá nhân)
Kết thúc mỗi vòng thi, có 10 giải đồng hạng cho 10 thí sinh (có phân biệt cấp học) có kết quả cao nhất.
2. Giải chính thức (giải tập thể và cá nhân)
a. Giải tập thể:
- Giải phong trào: Kết thúc chương trình sẽ có 10 giải đồng hạng cho các đơn vị là các trường THCS, THPT và các đơn vị khác có số lượng thí sinh tham gia thi nhiều nhất trong năm hoặc đơn vị đạt nhiều giải nhất. Ngoài ra các đơn vị sẽ được nhận khen thưởng của Ban Tổ chức Chương trình.
b. Giải cá nhân:
02 giải Nhất, 06 giải Nhì, 08 giải Ba và 14 giải Khuyến khích (cho các cấp học và đối tượng khác và các giải thưởng phong trào, giải thưởng vòng).
Các cá nhân đạt giải sẽ được nhận phần thưởng và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Chương trình.
c. Khen thưởng khác:
Căn cứ vào quá trình tham gia cuộc thi, kết thúc cuộc thi ngoài các giải thưởng chính thức, Ban Tổ chức Chương trình sẽ trao thêm các giải phụ.
Khuyến khích các đơn vị, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, các doanh nghiệp có giải thưởng hoặc hình thức động viên, khen thưởng đối với các thí sinh đạt giải căn cứ vào thông báo của Ban Tổ chức gửi về đơn vị.
3. Cơ cấu và giá trị giải thưởng Cuộc thi trắc nghiệm “Vì An toàn giao thông Thủ đô” 2024 trên Internet.
+ Giải Nhất (02 giải): 6.000.000 đồng/giải
+ Giải Nhì (06 giải): 3.000.000 đồng/giải
+ Giải Ba (08 giải): 2.000.000 đồng/giải
+ Giải Khuyến khích (14 giải): 1.000.000 đồng/giải
+ Giải phong trào (10 giải): 1.000.000 đồng/giải
+ Giải thưởng vòng thi (10 giải/vòng): 500.000 đồng/giải
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ 2025 được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ năm 2025 như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp sau:
- Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
- Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?