Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1?

Chiều ngày 4/9, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng” năm 2024.

Tại vòng thi tuần, thí sinh thi theo hình thức trực tuyến trả lời câu hỏi trắc nghiệm của Ban tổ chức cuộc thi tại địa chỉ website: Timhieukienthucdongthap2024.com

Đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thanh niên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Cuộc thi gồm vòng thi tuần và vòng chung kết. Vòng thi tuần với 4 tuần thi diễn ra trong tháng 9/2024.

Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1 tham khảo:

Câu 1: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa X trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhận định cần phải kiên quyết chống một số "bệnh", thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực. Đồng chí hãy cho biết, đó là những loại "bệnh" nào?

A. “bệnh thành tích", "bệnh xa hoa, lăng phổ.

B. “bệnh thành tích", "bệnh hình thức”.

C. "bệnh thành tích", "bệnh quan liêu".

D. "bệnh hình thức”, "bệnh thực dụng”.

Câu 2: Chủ nghĩa Mác là kết quả của sự kế thừa và tiếp thu từ những nguồn nào?

A. Chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa hiện sinh

B. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân chủ, triết học khai sáng

C. Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điền Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh

D. Khoa học tự nhiên, văn học cổ điển, chính trị học cổ điển

Câu 3: Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?

A. Giải phóng con người, giải phóng xã hội

B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân

C. Duy trì quyền lực của giai cấp tư sản

D. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa

Câu 4: Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Triết học Mác - Lênin, sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện có dẫn đến điều gì?

A. Sự bảo tồn của hình thái kinh tế - xã hội cũ

B. Sự ổn định của xã hội hiện tại

C. Sự duy trì vô thời hạn của hình thái kinh tế - xã hội hiện tại bất chấp mọi thay đổi trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, không có bất kỳ sự phát triển hay biến đổi nào trong cấu trúc kinh tế - xã hội của xã hội.

D. Sự ra đời của phương thức sản xuất mới và xã hội mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới từ trong lòng xã hội cũ, hình thái kinh tế - xã hội cũ.

Câu 5: Anh hùng Liệt sĩ Phan Văn Út hy sinh ngày tháng năm nào?

A. Ngày 30/7/1950.

B. Ngày 30/7/1951.

C. Ngày 31/7/1951.

D. Ngày 31/7/1950.

Câu 6: Khi về Cao Lãnh sinh sống, hằng ngày cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thường đến một tiệm thuốc bắc tại chợ Cao Lãnh để kẻ toa, hốt thuốc chữa bệnh cho người dân. Tiệm thuốc bắc đó tên gì?

A. Tiệm Hưng An Đường

B. Tiệm Hoa An Đường

C. Tiệm Thọ An Đường

D. Tiệm Hằng An Đường

Câu 7: Thị xã Cao Lãnh được thành lập vào ngày tháng năm nào?

A. ngày 23 tháng 2 năm 1983

B. ngày 23 tháng 2 năm 1982

C. ngày 23 tháng 2 năm 1980

D. ngày 23 tháng 2 năm 1981

Câu 8: Trận đánh tàu Mỹ trên sông Rạch Ruộng ngày 04/12/1967 gắn liền với tên tuổi của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nào?

A. Anh hùng Nguyễn Văn Dũng

B. Anh hùng Nguyễn Minh Trí.

C. Anh hùng Đặng Văn Bình.

D. Anh hùng Nguyễn Văn Trí

Câu 9: Năm 1930, thắng lợi của cuộc đấu tranh nào buộc Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer đã ký sắc lệnh hoàn thuế thân trong hai tháng cho nhân dân toàn Nam Kỳ?

A. Cuộc đấu tranh ở quận lỵ Chợ Mới (09/5/1930)

B. Cuộc đấu tranh ở làng Tân Dương (13/5/1930).

C. Cuộc đấu tranh ở dinh quận Cao Lãnh (03/5/1930).

D. Cuộc đấu tranh ở quận Lấp Vò vào đầu tháng 5/1930.

Câu 10: Kể tên một vị anh hùng có công đánh Tây, được xây dựng tượng đài trên đường Hùng Vương - Thành phố Cao Lãnh?

A. Thống Lãnh binh Nguyễn Văn Thành (còn gọi là ông Thống Thành)

B. Thống Lãnh binh Nguyễn Văn Trí (còn gọi là ông Thống Trị)

C. Thống Lãnh binh Nguyễn Văn Linh (còn gọi là ông Thống Linh)

D. Thống Lãnh binh Nguyễn Văn Bình (còn gọi là ông Thống Bình)

Câu 11: Ngôi trường tiểu học đầu tiên ở Cao Lãnh được xây dựng vào năm nào?

A. năm 1890

B. năm 1885

C. năm 1888

D. năm 1880

Câu 12: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng Tháp Mười - chiến khu bưng biển huyền thoại là căn cứ địa của Xứ uỷ Nam Bộ trong thời gian nào?

A. 1945-1954.

B. 1946-1950.

C. 1946-1949.

D. 1945 1949.

Câu 13: Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm mấy bộ phận cấu thành?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 14: Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung của Tiểu đoàn 502 vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 27/9/1959.

B. Ngày 26/9/1959.

C. Ngày 25/9/1959.

D. Ngày 24/9/1959.

Câu 15: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tinh khoá XI về chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 trong lĩnh vực Chính quyền số là:

A. Cả A, B và C đều đúng.

B. 100% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

C. 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng (trừ văn bản một

D. 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc

Câu 16: Chủ nghĩa Mác ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 30 của thế kỷ XIX.

B. Những năm 50 của thế kỷ XIX.

C. Những năm 40 của thế kỷ XIX.

D. Những năm 20 của thế kỷ XIX.

Câu 17: Phương châm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI là:

A. Đoàn kết - Kỷ cương - Dân chủ - Hợp tác.

B. Đoàn kết - Tự cường - Dân chủ - Phát triển.

C. Đoàn kết - Kỷ cương - Dân chủ - Phát triển.

D. Đoàn kết - Dân chủ - Tự lực - Phát triển

Câu 18: Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tinh khoá XI về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xác định:

A. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%, trong đó, lao động được đào tạo nghề đạt 57%.

B. 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng.

C. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động dưới 40%.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 19: Di tích cấp tỉnh Đền Thờ Tam Vị Đại Thần ở xã Mỹ Ngãi, Thành phố Cao Lãnh là nơi thờ 3 vị anh hùng chống Pháp. Đó là 3 vị nào?

A. Thống Linh, Thống Bình, Thống Hiệp

B. Thống Chiếu, Thống Hiệp, Thống Bình

C. Thống Chiếu, Thống Linh, Thống Minh

D. Thống Linh, Thống Bình, Thống Chiếu

Câu 20: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa X trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 05 năm đạt:

A. 5.50%

B. 7,50%

C. 7,00%

D. 6.50%

Tiếp tục cập nhật.

*Lưu ý: Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1 chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1? (Hình từ internet)

Nội dung tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh là gì?

Tại Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ những nội dung tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như sau:

- Phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

+ Đó là hệ thống quan Điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng,...

+ Đó là các quan Điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,...

+ Đó là phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày.

+ Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...

- Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.

- Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa "xây" với "chống”.

Đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị với phương châm "sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ.

- Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.

+ Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp. Đối với học sinh đại học, cao đẳng, có các bài giảng, chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với học sinh đại học chuyên ngành lý luận chính trị, học viên trường chính trị, đoàn thể và lực lượng vũ trang cần xây dựng hệ thống các bài giảng, chuyên đề học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tổ chức thực hiện học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Mục 5 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ tổ chức thực hiện học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như sau:

- Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.

- Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp. Đối với học sinh đại học, cao đẳng, có các bài giảng, chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với học sinh đại học chuyên ngành lý luận chính trị, học viên trường chính trị, đoàn thể và lực lượng vũ trang cần xây dựng hệ thống các bài giảng, chuyên đề học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng chi tiết?
Pháp luật
Đáp án Tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng mới nhất?
Pháp luật
Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng mới nhất?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng 2024 tuần 1?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,883 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào