Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025? Xem đáp án đề thi ngữ văn tuyển sinh lớp 10 tại Thanh Hóa ở đâu?
Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025? Xem đáp án đề thi ngữ văn tuyển sinh lớp 10 tại Thanh Hóa ở đâu?
>> Xem thêm: Đáp án đề thi Toán lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025? Đề thi Toán lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025 như thế nào?
>> Xem thêm: Đáp án Tiếng Anh lớp 10 Thanh Hóa năm 2024 2025? Xem đáp án Tiếng Anh tuyển sinh lớp 10 tại Thanh Hóa ở đâu?
Căn cứ theo Kế hoạch Tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ban hành kèm theo Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2024 thì sáng ngày 13/6/2024, Thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thanh Hóa năm học 2024-2025 sẽ làm bài thi môn Ngữ Văn với thời gian làm bài là 120 phút, theo hình thức tự luận.
Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thanh Hóa năm học 2024-2025:
Gợi ý đáp án:
I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Cách giải: Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 2. Cách giải: Tác giả cho rằng dưới bầu trời mưa luôn có người vui, người buồn vì: - Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lạnh sau cơn mưa giông chiều. Người vui vì nhanh như thổi trên đồi. - Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần trong làn mưa. Người buồn vì nước mắt rơi trên cánh đồng muối hòa theo hạt mưa rơi. Câu 3. Cách giải: Điệp ngữ: làm sao để ... Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ: + Tạo nhịp điệu, tăng sức biểu đạt cho câu văn. + Nhấn mạnh những trăn trở của tác giả trước mặt trái mặt phải của cuộc sống. Câu 4. Cách giải: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp. Gợi ý: - Đồng tình với quan điểm vì: Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích kỉ cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng đồng, bao dung, tử tế. - Không đồng tình với quan điểm vì: Mọi thứ ta nỗ lực làm ra thì bản thân xứng đáng được hưởng thành quả, được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Nếu chỉ lo nghĩ cho người khác thì bản thân sẽ thiệt thòi, không được sống là chính mình. - Đồng tình không hoàn toàn: + Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích kỉ cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng động, bao dung, tử tế. + Đôi khi trưởng thành cũng là khi con người dám sống là chính mình dám sống vì mình, nỗ lực và trân trọng bản thân mình và những gì mình tạo ra. II. LÀM VĂN Câu 1. Cách giải: Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc biết sống vì người khác. - Nêu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết sống vì người khác. - Bàn luận vấn đề: + Sống vì người khác là việc con người biết nhìn nhận, suy nghĩ cho cảm xúc cũng như lợi ích của người khác trước khi hành động. + Sống vì người khác thể hiện một trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết cho đi, biết yêu thương và vô cùng bao dung. + Sống vì người khác giúp chúng ta tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, tăng cường khả năng gắn kết cộng đồng. + Sống vì người khác là một hành động sống đẹp góp ích vào sự phát triển của xã hội. Lưu ý: HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp. + Phê phán những người sống vị kỉ, chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân. + Sống vì người khác không có nghĩa là quên bản thân mình. Sống vì người khác sống cũng cần có trách nhiệm với bản thân mình như thế cuộc sống mới cân bằng và tốt đẹp. - Kết luận: tổng kết vấn đề nghị luận. Câu 2. Cách giải: * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: + Mở bài: nêu được vấn đề. + Thân bài: triển khai được vấn đề. + Kết bài: khái quát được vấn đề. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Yêu cầu về nội dung: Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây: 1. Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng. - Giới thiệu khái quát tác phẩm: Chiếc lược ngà (1966) là tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm cha con cảm động và sâu sắc trong chiến tranh. 2. Thân bài a. Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích: - Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận. + Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. + Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ. - Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”. + Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba...a...a...ba!”. + “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa”. + Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. + Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của nhiều năm xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. - Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu. + Như một con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi... + Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình". → Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha. - Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử. b. Ý nghĩa tình cha con trong cuộc sống - Tình cảm cha con là một thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng. - Tình cha con tạo nên sức mạnh tinh thần lớn nâng đỡ những đứa con trên bước đường tương lai đầy khó khăn trắc trở. - Tình cha con luôn tồn tại một cách vĩnh hằng, là thứ tình cảm đáng được trân trọng nhất. - Con cái phải luôn dành tình yêu thương, sự kính trọng đối với cha của mình, luôn cố gắng đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha. 3. Kết bài - Khát quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích và toàn bộ tác phẩm. ---Hết--- |
Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ cập nhật đáp án chính thức khi sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa công bố.
Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025? Xem đáp án đề thi ngữ văn tuyển sinh lớp 10 tại Thanh Hóa ở đâu? (Hình từ internet)
Cách tính điểm xét tuyển vào vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2024 - 2025 như thế nào?
Theo Kế hoạch Tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ban hành kèm theo Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2024 quy định về điểm xét tuyển vào vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa như sau:
(1) Đối với tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lam Sơn:
- Mỗi thí sinh phải làm 04 bài thi, trong đó: 03 bài thi môn chung (Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh) và 01 bài thi môn chuyên theo NV đăng ký. Thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên nào thì phải làm bài thi môn chuyên đó. Riêng môn chuyên của lớp chuyên Tin học, thí sinh có thể chọn thi bằng môn Tin học, hoặc thi bằng môn Toán, dành cho chuyên Tin học.
Lưu ý: Thí sinh làm bài thi theo hình thức tự luận. Riêng bài thi chuyên môn Tiếng Anh thi thêm kỹ năng nghe; bài thi chuyên môn Tin học thi bằng hình thức Lập trình trên máy tính.
- Tất cả các bài thi được tính theo thang điểm 10;
- Hệ số điểm bài thi: bài thi môn chung tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
- Điểm xét tuyển chuyên (ĐXTC): là tổng điểm 04 bài thi đã tính hệ số. Cụ thể:
ĐXTC = 2 × Điểm môn chuyên + (Điểm môn Toán + Điểm môn Ngữ văn + Điểm môn Tiếng Anh).
(2) Đối với tuyển sinh lớp 10 THPT công lập:
- Mỗi thí sinh phải làm 03 bài thi gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
- Tất cả các bài thi được tính theo thang điểm 10; hệ số điểm bài thi: tính điểm hệ số 02 đối với bài thi Toán và Ngữ văn; điểm hệ số 01 đối với bài thi Tiếng Anh.
- Điểm xét tuyển (ĐXT): Là tổng điểm của 03 bài thi (đã tính hệ số) cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Cụ thể:
ĐXT = 2 × (Điểm môn Toán + Điểm môn Ngữ văn) + Điểm môn Tiếng Anh + Điểm ưu tiên.
Hồ sơ nhập học lớp 10 gồm có những giấy tờ gì? Thủ tục nhập học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Theo như quy định trên, hồ sơ nhập học lớp 10 bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học bạ cấp trung học cơ sở.
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường.
Đồng thời tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 3: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 4: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Lưu ý: Các bước trên chỉ mang tính chất tham khảo, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?