Đáp án đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024? Hướng dẫn giải đề Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ra sao?
Đáp án đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024? Hướng dẫn giải đề Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ra sao?
NÓNG: Đề minh họa môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025 có đáp án
Xem thêm: Hướng dẫn giải đề thi thử môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT 2024
Sáng ngày 27 tháng 6 năm 2024, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thi môn đầu tiên là Ngữ Văn theo hình thức tự luận, trong thời gian 120 phút (từ 7h35 - 9h35).
Theo đó, đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 gồm: - Phần Đọc hiểu: Chiếm 3 điểm, với 4 câu hỏi xoay quanh đoạn trích "Dòng sông và những thế hệ của nước" - Phần Nghị luận xã hội: Chiếm 2 điểm, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc tôn trọng cá tính - Phần Nghị luận văn học: Chiếm 5 điểm, yêu cầu thí sinh phân tích đoạn thơ trong bài “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Xem chi tiết đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 tại đây |
Thí sinh hoàn thành bài thi có thể tham khảo đáp án đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 để tiện đối chiếu với bài làm của mình.
Cụ thể, đáp án đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 như sau:
I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại: thế hệ nghệ sỹ này tiếp nối thế hệ nghệ sỹ khác. Câu 2. Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của các thế hệ tiếp theo sẽ: không có nguồn lực lực để sáng tạo và khai phá. Câu 3. Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật có tác dụng: - Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, người đọc dễ hình dung. - Tạo sự liên tưởng độc đáo, nhấn mạnh tính liên tục trong sáng tạo nghệ thuật. - Qua đó tác giả khẳng định, sáng tạo nghệ thuật là một quá trình diễn ra liên tục, có sự kế thừa, tiếp nối từ thế này sang thế hệ khác. Thế hệ sau không chỉ phát huy những giá trị hế hệ trước để lại mà còn phải khai phá, sáng tạo để dòng chảy nghệ thuật luôn luôn phát triển Câu 4. HS dựa vào câu nói được trích dẫn đưa ra suy nghĩ phù hợp. - Bài học về sự đoàn kết. - Bài học về sự hợp tác, hỗ trợ - ... II. LÀM VĂN Câu 1. - Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng tử. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính. Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách. Gợi ý: 1. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính 2. Thân đoạn a. Giải thích - Cá tính là những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách riêng biệt và độc đáo của một người. - Tôn trọng cá tính là chấp nhận, ghi nhận và đánh giá cao những đặc điểm, tính cách riêng biệt của mỗi cả nhân; tôn trọng quan điểm, giá trị và cách tiếp cận cuộc sống. -> Điều này mang ý nghĩa to lớn góp phần tạo ra một sự đa dạng phong phú trong xã hội. b. Phân tích -Tôn trọng sự khác biệt là việc hiểu và đánh giá cao những đặc điểm đó, không phải chỉ riêng về bản thân mình mà còn về những người xung quanh. Việc lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác không chỉ là một dấu hiệu của sự tôn trọng mà còn là cơ hội để mở rộng tầm nhìn và hiểu biết. - Ý nghĩa của việc tôn trọng cả tỉnh góp một phần không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người: + Giúp con người phát triển bản thân: Khi được tôn trọng, cá nhân cảm thấy được thấu hiểu, từ đó có động lực để phát triển bản thân một cách toàn diện. + Nâng cao chất lượng mối quan hệ: Khi tôn trọng cá tính của nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối, thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn. + Tạo dựng môi trường sống tích cực: Cộng đồng và xã hội tôn trọng cá tính sẽ đa dạng, phong phú và thú vị hơn. + Thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội: Khi mỗi cá nhân được tôn trọng cá tính, họ sẽ có ý thức trách nhiệm và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. - Minh chứng: Các ví dụ cụ thể về những người biết tôn trọng sự khác biệt, như các nhà lãnh đạo có khả năng lắng nghe ý kiến của mọi người và xây dựng các quyết định dựa trên sự đa dạng này. c. Phản đề Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt rõ giữa “tôn trọng cá tính” với vị kỉ, chỉ suy nghĩ đến lợi ích cá nhân mà bắt người khác phải nghe theo ý kiến, quan điểm của mình. d. Liên hệ bản thân: Tôn trọng sự khác biệt là một sự lựa chọn, và điều này bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Chúng ta cần nhận ra giá trị của sự đa dạng và hãy là những người mở cửa cho sự đổi mới và sự hòa hợp. 3. Kết đoạn Tổng kết vấn đề (gợi ý): Trong một thế giới đa dạng như ngày nay, việc tôn trọng sự khác biệt không chỉ là một nguyên tắc mà còn là một bài học quý giả. Chúng ta cần nhận thức rằng sự đa dạng là nguồn lợi thế và cơ hội, và chỉ khi biết tôn trọng sự khác biệt, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội bình đẳng và hòa bình. Câu 2. 1. Mở bài - Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và đậm chất triết lý. - Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong những thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bao trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”. - Khái quát vấn đề: Đoạn thơ nằm ở phần đầu. Từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ. 2. Thân bài 2.1. Cảm nhận đoạn trích a. Thời điểm sinh thành nên Đất Nước Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể. - Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu không phải bằng triều đại, con số mà bằng cách nói giản dị, gần gũi, nhà thơ đã hình dung về Đất Nước: + Khi “ta” biết nhận thức, đã đủ hiểu biết… ta đã thấy Đất Nước tồn tại, thành hình, thành dạng. Cách nói “Đất Nước đã có rồi”: là cách nói phỏng đoán, nhưng diễn đạt một điều chân lý: Đất Nước có trước tất cả mỗi chúng ta. + Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, “ngày xửa ngày xưa” cụm từ ấy dẫn lối vào những câu chuyện rất xa xưa, rất xa với thời điểm hiện tại, nơi đó có thế giới của cổ tích, của những buổi khai thiên lập địa. Và từ những cái xa xưa ấy, thế giới của những câu chuyện cổ tích, Đất nước đã tồn tại. Hay nói cách khác, khi ta truy về từ tận thủa hồng hoang, nhưng vẫn không thể trả lời thật chính xác thời điểm ra đời Đất nước. b. Quá trình hình thành và phát triển của Đất nước Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn. - Chúng ta chú ý vào hai tiếng “bắt đầu”, điều nhà thơ muốn diễn đạt ở đây giản dị mà thật sâu sắc: Không gian Đất nước đã được hình thành từ rất lâu, đó là cái nôi bao bọc con dân đất Việt. Nhưng không gian ấy chỉ được gọi là Đất nước khi nó bắt đầu có văn hoá, phong tục. Hình ảnh Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu chính là cách nói dung dị mà triết lý đó. Và như vậy, ta hiểu rằng Đất nước có quá trình hình thành song hành với quá trình xuất hiện văn hoá, phong tục. Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc - Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng. Cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Từ đây ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở hai chữ “lớn lên”. Tác giả đã diễn tả hình ảnh Đất Nước vươn mình qua đấu tranh, qua xây dựng, gìn giữ Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - Ý thơ gợi lên hình ảnh, một thói quen mà mang cả văn hoá gợi lên cả một nền văn minh lúa nước, khi những người nông dân lao động: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. - “Gừng cay muối mặn” đó là những gia vị đậm đà, không thể thiếu trong bữa ăn người Việt. Qua thời gian, gừng càng thêm cay, muối càng thêm mặn. Đó là tình nghĩa, là ân tình thuỷ chung trong đời sống tình cảm, đặc biệt là tình cảm vợ chồng. Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Ý thơ cho ta hiểu, những thân cây, khúc gỗ vô tri trên rừng, bỗng có tên, hoá tuổi, khi chúng gắn bó với đời sống con người, ngôn ngữ cũng phong phú từ đó. Cách hiểu thứ hai, gắn với quan niệm tâm linh tín ngưỡng, và cách hiểu thứ 3 để nói về nếp dựng nhà cửa, để phòng tránh thú dữ, an cư lạc nghiệp. - Nhân dân ta đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, nhưng nhọc công thay, hạt gạo được tạo ra từ biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng. Cho nên, ý thơ gợi cho ta bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. c. Định nghĩa Đất Nước qua không gian địa lý – cội nguồn hình thành nên bản sắc văn hoá Việt Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn - Đất nước không phải là cái gì cao siêu xa vời mà nó là không gian nơi ta lớn lên, gắn với ta từ thủa nằm nôi. Khi “Đất” – “Nước” đứng cạnh nhau, cũng đồng thời ghi dấu nơi đôi ta hò hẹn. Đất nước hợp hoà, thống nhất, cũng như tình yêu đôi lứa hoà quyện. Như vậy, Đất nước là sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố: “Đất” và “Nước”, không thể tách rời. Cũng như tình yêu, không thể thiếu hoặc anh, hoặc em. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. - Câu thơ như cây cầu dẫn về lời ca dao: “Khăn thương nhớ ai!”. Nơi em đánh rơi chiếc khăn là không gian Đất nước, nỗi nhớ thầm người yêu cũng hoà trong Đất nước. Trong tình yêu của em, trong nơi em hò hẹn, có Đất nước. Như vậy, Đất nước có trong nỗi nhớ của em, có trong tình yêu của em, của đôi ta. Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi. - Từ những câu ca dao miền Trung đẹp huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào hai câu thơ trên gợi ra một Đất nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc bát ngát biển khơi. Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở. - Đất nước là không gian linh thiêng, nơi chim tìm về, nơi rồng ẩn ngụ. Gợi về hai tiếng đồng bào giản dị mà cao quý, tự hào. Đồng thời đánh thức tình cảm tổ tiên, tình cảm cội nguồn trong đầy tâm linh người Việt. Dù là sống ở miền ngược, miền xuôi, trong Nam hay ngoài Bắc đều là con cháu một nhà của tổ tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ. Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ - Đất nước là nơi đoàn tụ của lớp lớp bao thế hệ con dân đất Việt, là nơi đến trường của bao chàng trai, nơi hẹn hò của bao đôi lứa. Là nơi trở về của bao người con làm ăn xa, là nơi đoàn tụ của con cháu với cha ông, người già khuất núi về đoàn tụ với tiên tổ. Đất nước là nguồn cội, là nơi chôn nhau cắt rốn, gần gũi mà thiêng liêng. 2.2. Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ - Đoạn thơ thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nước bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình; thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện,... góp phần thể hiện gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ và trong cả đoạn thơ. - Suy tư sâu sắc về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm còn gắn liền và quyện hòa cùng niềm tự hào về không gian truyền thống văn hóa trong lịch sử dân tộc. - Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm - Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận. HẾT |
Lưu ý: Đáp án đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Đáp án đề thi Toán tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024
Xem thêm: Đề thi văn THPT Quốc gia 10 năm gần đây kèm đáp án chính thức
Xem thêm: Đáp án đề thi tất cả môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024
Đáp án đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024? Hướng dẫn giải đề Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ra sao?
Khi nào có điểm thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2024?
Xem thêm: Nguyên tắc làm tròn điểm THPT năm 2024
Theo Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Phụ lục I kèm theo Công văn 1277/BGDĐT-QLCL năm 2024 thì điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (bao gồm điểm thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT) sẽ được công bố vào lúc 8 giờ 00 ngày 17/7/2024 (ngày Thứ tư)
Trong trường hợp thí sinh tiến hành phúc khảo bài thi thì thời gian hoàn thành của giai đoạn này sẽ chậm nhất ngày 04/8/2024.
Quy định chấm thi bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 thế nào?
Xem thêm: Hướng dẫn ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Xem thêm: 9 vật dụng được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Xem thêm: Được dùng CCCD trên VNeID thay CCCD bản cứng để làm thủ tục dự thi THPT không?
Theo Công văn 1277//BGDĐT-QLCL 2024 hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thì thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn sẽ thực hiện theo hình thức thi tự luận.
Do đó, theo tiểu mục 2 Mục VI Công văn 1277//BGDĐT-QLCL 2024 hướng dẫn chấm bài thi tự luận kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Tổ Chấm thi làm việc tại một phòng/khu vực riêng biệt; thành viên của Ban Thư ký Hội đồng thi thực hiện nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận (gọi tắt là Thư ký Hội đồng thi) được bố trí làm việc tại phòng/khu vực riêng biệt, độc lập với các phòng/khu vực chấm thi.
- Trưởng môn Chấm thi tổ chức cho Cán bộ chấm thi (CBChT) trực tiếp bốc thăm giao túi bài thi hoặc cho các Tổ trưởng Tổ Chấm thi bốc thăm một số túi bài thi cho toàn Tổ Chấm thi sau đó Tổ trưởng Tổ Chấm thi tổ chức bốc thăm để giao túi bài thi cho các CBChT thuộc Tổ Chấm thi do mình quản lý.
- Khi nhận túi bài thi, CBChT cần kiểm tra niêm phong, kiểm tra số lượng và tình trạng của các bài thi/tờ giấy thi trong túi bài thi, nếu có vấn đề phát sinh cần báo cáo ngay Trưởng môn Chấm thi (hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi) để có biện pháp phối hợp với Thư ký Hội đồng thi xử lý kịp thời.
- Mỗi bài thi tự luận được 02 CBChT chấm độc lập, với một số điểm cần lưu ý như sau:
+ Không thực hiện việc chấm xong vòng 1 toàn bộ các bài thi rồi mới tổ chức chấm vòng 2.
+ CBChT lần thứ nhất chấm bài thi và chỉ ghi điểm chấm trên Phiếu chấm cá nhân (gửi kèm Đáp án và Hướng dẫn chấm thi của môn thi tự luận).
+ CBChT lần thứ hai chấm trên bài thi, ghi điểm từng ý tương ứng và tổng từng câu bên lề của tờ giấy thi; đồng thời, ghi điểm tổng từng câu vào Phiếu chấm dành cho CBChT lần thứ hai (mẫu 01 - Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 1277//BGDĐT-QLCL 2024).
+ Chỉ ghi điểm từng câu (Câu 1..., Câu 2..., Câu...) và tổng điểm toàn bài vào vị trí quy định (“Tổng...”) trên tờ giấy thi thứ nhất của bài thi sau khi bài thi đã được thống nhất điểm theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT.
+ Điểm các bài thi được hai CBChT thống nhất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 27 Quy chế thi thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT phải được ghi vào Phiếu thống nhất điểm (mẫu 02 - Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 1277//BGDĐT-QLCL 2024).
+ Khi chấm xong túi bài thi được giao, CBChT kiểm đếm lại các bài thi/tờ giấy thi trong túi; kiểm tra thông tin trên túi bài thi (Môn thi/Bài thi, Túi số/Mã túi, số bài thi, số tờ giấy thi) rồi bàn giao cho Trưởng môn Chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền.
+ Vào cuối mỗi buổi chấm thi Trưởng môn Chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền bàn giao túi bài thi cho Thư ký Hội đồng thi; khi bàn giao phải kiểm đếm các bài thi/tờ giấy thi, kiểm tra thông tin trên túi bài thi và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có chữ ký của Thư ký Hội đồng thi và Trưởng môn Chấm thi (hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền); các túi bài thi chưa chấm xong được CBChT niêm phong và bàn giao cho Trưởng môn Chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ chấm thi được ủy quyền để chuyển cho Thư ký Hội đồng thi bảo quản cho đến khi bắt đầu buổi chấm thi tiếp theo.
- Chấm kiểm tra
+ Việc chọn bài chấm kiểm tra như sau: Chọn ngẫu nhiên một số bài đã chấm (có thể chọn cả túi) hoặc chọn những bài thi được 02 CBChT cho điểm chênh lệch nhau nhiều trước khi thống nhất điểm hoặc chọn các bài thi có điểm cao trong Hội đồng thi (trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng thi) chuyển Thư ký Hội đồng thi tập hợp để giao cho Tổ Chấm kiểm tra thực hiện chấm kiểm tra các bài thi này. Lưu ý: Ưu tiên chấm kiểm tra những bài thi đã được 02 CBChT thống nhất điểm và những bài thi được Lãnh đạo Ban Chấm thi tự luận chọn ngẫu nhiên.
+ Thư ký Hội đồng thi bàn giao các túi bài thi, bài thi, Phiếu chấm theo yêu cầu Tổ Chấm kiểm tra. Cuối mỗi buổi chấm, Tổ Chấm kiểm tra bàn giao các túi bài thi, bài thi, Phiếu chấm cho Thư ký Hội đồng thi để bảo quản lưu giữ; việc bàn giao được thực hiện như quy trình bàn giao cuối mỗi buổi chấm của Tổ Chấm thi. Lưu ý: Người chấm kiểm tra chỉ ghi điểm vào Phiếu chấm cá nhân, không ghi điểm vào bài thi của thí sinh.
Như vậy, bài thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ do 2 cán bộ chấm thi độc lập sau khi được bốc thăm túi bài thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?