Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THCS và học sinh THPT?
Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THPT?
>> Xem thêm: Tổng hợp đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THCS và học sinh THPT
Dưới đây là đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THPT dành cho học sinh tham khảo:
Câu hỏi tự luận
Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT. Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.
Gợi ý đáp án:
- Tai nạn giao thông ở Việt Nam những năm vừa qua đều đã có chuyển biến tích cực
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
+ Do ý thức kém về an toàn giao thông
+ Kĩ năng tham gia giao thông còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa chấp hành luật lệ giao thông như đi dàn hàng 2 hàng 3, vượt đèn đỏ. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và vượt quá tốc độ cho phép. Không quan sát khi tham gia giao thông còn mải đùa nghịch.
+ Em đã được phổ cập thông tin về thực trạng cũng như các vấn nạn liên quan đến an toàn giao thông trong đời sống xã hội ngày nay. Đặc biệt là ở lứa tuổi của các bạn học sinh bậc THCS, THPT giống như em hiện nay. Biết được cái cụ thể và hiện hữu rõ nhất của vấn đề ấy đó chính là hiện tượng học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi xe qua phân phối so với quy định; chưa nắm bắt được rõ về các quy định của pháp luật về an toàn giao thông dẫn đến hàng loạt các hành động thiếu ý thức – gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề này trong môi trường học đường hiện nay – nó đã và đang diễn ra một cách phổ biến và vô cùng rộng rãi khiến nhiều vụ tai nạn, hệ lụy trầm trọng xảy ra.
+ Đối với lứa tuổi học sinh bậc THPT như em còn được phổ cập thêm kiến thức về lứa tuổi được phép tham gia giao thông – lứa tuổi được điều khiến các loại xe, ở các độ tuổi nào thì sẽ được điều khiển loại xe nào. Quy định về phân phối xe được phép điều khiển đối với từng cấp bậc, từng lứa tuổi học sinh theo quy định của pháp luật hiện nay. Thông hiểu về các hình thức xử phạt, đối tượng bị xử phạt cũng như trường hợp bị xử phạt theo mức độ từ - trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Tiếp thu được thêm kiến thức về các thông tư của pháp luật liên quan đến an toàn giao thông trong môi trường học đường.
+ Được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ; tìm hiểu các tín hiệu đèn báo, 1 số biển báo; quy tắc, độ tuổi được điều khiển phương tiện tham gia giao thông; mục đích, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy; việc gìn giữ trật tự an toàn giao thông đầu và cuối giờ tan học tại cổng trường…
+ Em được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản nhất để đảm bảo an toàn giao thông như cách chọn và đội mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng, cách ngồi sau xe an toàn, cách xử lý một số tình huống thường gặp… Ngoài ra, em còn được tham gia các các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về kĩ thuật đội mũ bảo hiểm đúng cách, nhận diện biển báo giao thông, tình huống giả định thường gặp khi tham gia giao thông...
=> Qua chương trình em được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết và hướng tới hình thành thói quen, ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, góp phần nâng cao ý thức, trật tự khi tham gia giao thông, từ đó hạn chế các vụ va chạm và tai nạn giao thông có thể xảy ra.
- Biện pháp:
Theo khía cạnh khách quan thì có lẽ hiện tượng, vấn đề mất an toàn giao thông trong môi trường học đường hiện nay đang rất phổ biến. Cách nhìn nhận vấn đề cũng như cách ứng xử, hành động của mỗi học sinh có lẽ cũng đã bị ăn sâu vào bản tính, trở thành thói quen khó mà từ bỏ - đó là sự coi thường, sự bất cần trước giáo dục của gia đình và nhà trường. Việc đề xuất giải pháp, ý tưởng và hành động chỉ là hình thức tạm thời hoặc thậm chí là không có hiệu quả. Đặt lên bàn cân của xã hội thì đây chính là vấn đề nan giải mà khó tìm ra cách giải quyết triệt để. Bởi vậy mà sự giáo dục theo thời gian vẫn sẽ luôn là sự ưu tiên hàng đầu để tiên phong cho công cuộc xây dựng văn hoá giao thông trong trường học. Thêm vào đó là một số ý tưởng như sau:
+ Thiết lập các chốt kiểm soát giấy tờ để quản lí chặt chẽ việc điều khiển phương tiện giao thông quá phân phối của học sinh. Đồng thời, có hình thức tịch thu hoặc tạm giữ xe có thời hạn của những trường hợp vi phạm.
+ Lắp đặt hệ thống camera giấu kín để có hình thức xử phạt “ nguội” đối với một số trường hợp, đối tượng.
+ Tổ chức các hoạt động tình nguyện, cuộc thi cho các trường hợp vi phạm để làm gương.
+ Nâng cao nhận thức, chất lượng tham gia giao thông
+ Có những hình thức xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm
- Ngoài ra các kiến thức về điều khiển giao thông cho an toàn, những hành vi vi phạm, những chế tài xử lý cho những trường hợp vi phạm. Nhận biết các biển báo khi tham gia giao thông
+ Xây dựng những con đường, đoạn đường an toàn giao thông và cổng trường an toàn khi mà những học sinh có hành vi vi phạm sẽ được nhắc nhở và chịu hình phạt.
+ Tổ chức các chương trình tuyên truyền sinh động, sáng tạo để cho HS hiểu nắm được kiến thức về an toàn giao thông.
+ Vẽ và viết những khẩu hiểu ở những con đường mà học sinh hay lưu thông qua.
Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THCS và học sinh THPT? (Hình từ Internet)
Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THCS?
>> Xem thêm: Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THCS
Dưới đây là đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023-2024 cho học sinh THCS dành cho học sinh tham khảo:
Phần 2: Câu hỏi tự luận
Đọc tình huống sau đây:
Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ
Em hãy:
1. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.
2. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.
Gợi ý đáp án
1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.
2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.
- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.
- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.
- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.
- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu rõ như sau:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ
1. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?