Đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016?
- Đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ?
- Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 10
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về đất xây dựng đô thị và nông thôn như sau:
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
4. Chỉ tiêu dân số - lao động, đô thị hóa, đất xây dựng đô thị và nông thôn
...
b) Đất xây dựng đô thị và nông thôn
- Đất xây dựng đô thị: Đến năm 2030 đạt Khoảng 157.600 - 183.700 ha, bình quân 100 - 130 m2/người (riêng Thủ đô Hà Nội Khoảng 150 m2/người).
- Đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn: Đến năm 2030 đạt Khoảng 160.100 - 153.800 ha, bình quân 130 - 160 m2/người.
Từ năm 2030 đến năm 2050, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị và Điểm dân cư nông thôn của Vùng sẽ giảm dần theo hướng sử dụng đất đai Tiết kiệm và hiệu quả, tập trung nâng cao chất lượng sống tại đô thị và nông thôn.
Như vậy, đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng 160.100 - 153.800 ha.
Đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016? (Hình ảnh Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện của các cơ quan như sau:
- Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội: Chủ trì và chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và các cơ chế, chính sách phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội, trình Chính phủ xem xét, quyết định; chủ trì và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương quản lý và triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (Quy hoạch).
- Bộ Xây dựng: Chủ trì tổ chức công bố quy hoạch sau khi Quy hoạch được phê duyệt; rà soát, Điều chỉnh và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy hoạch; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy hoạch; đề xuất danh Mục các quy hoạch xây dựng nhằm triển khai cụ thể hóa Quy hoạch trình Thủ tướng xem xét quyết định. Tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lý Vùng để hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội trọng Điểm của Vùng.
- Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lập kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách phát triển hạ tầng về y tế, giáo dục và đào tạo nhằm giảm tải sức ép cho Thủ đô Hà Nội và chia sẻ cơ hội hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo cho các tỉnh của Vùng.
- Bộ Giao thông vận tải: Tập trung triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng Điểm của Vùng, trong đó ưu tiên phát triển các tuyến đường sắt nội đô, nội vùng, các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai, tuyến giao thông thủy gắn với các trung tâm logistics.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành và địa phương lập Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với Quy hoạch được duyệt; nghiên cứu đề xuất các chính sách theo hướng có lợi cho khu vực, địa Điểm có khu xử lý chất thải rắn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương rà soát các quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê Điều theo hướng Điều chỉnh bổ sung chức năng sử dụng đất, tạo Điều kiện khai thác hiệu quả quỹ đất và cảnh quan dọc hành lang các tuyến sông để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn phòng chống lũ; nghiên cứu, ban hành hướng dẫn khai thác quỹ đất khu vực hành lang ven sông.
- Bộ Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương từng bước nghiên cứu rà soát, Điều chỉnh, bổ sung, các văn bản pháp luật về thể chế nhằm hỗ trợ phát triển Vùng.
- Các Bộ, ngành theo các chức năng nhiệm vụ xây dựng hoặc Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, các chiến lược phát triển ngành phù hợp với Quy hoạch được duyệt.
- Các tỉnh, thành căn cứ vào Quy hoạch được duyệt để Điều chỉnh các đồ án quy hoạch liên quan thuộc trách nhiệm của từng tỉnh, thành và triển khai thực hiện theo các chương trình dự án.
Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong Vùng;
Đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng Vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.
- Đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng, tạo Điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội;
Phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Làm cơ sở cho lập và Điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, các vùng và khu chức năng đặc thù, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; là cơ sở lập dữ liệu phục vụ công tác quản lý, đề xuất cơ chế chính sách và mô hình quản lý Vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?