Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp ra sao?
Mới đây, ngày 13/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 đã quy định về khái niệm lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Thực tế Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại:
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009);
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Đồng thời, quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009) như sau:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp ra sao? (Hình internet)
Nhiệm vụ cụ thể giao Bộ trưởng các Bộ tại Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 là gì?
Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 đã nhấn mạnh, nhiệm vụ cụ thể giao Bộ trưởng các Bộ được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gồm:
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp
+ Thẩm định chặt chẽ quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính
+ Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, bảo đảm các nội dung cải cách tại Quyết định 38/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Trình Chính phủ Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa quốc gia;
>> Hoàn thành trong tháng 7 năm 2023.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ
+ Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra công vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng thanh tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương.
+ Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai công tác này tại các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực chất, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp ra sao?
Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 cho biết, nhiệm vụ cụ thể được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp gồm:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp;
- Thẩm định chặt chẽ quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền.
Như vậy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được ráo riết thực hiện tại Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn thực hiện cấp lý lịch tư pháp trực tuyến như thế nào?
Bước 1: Tuy cập vào địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=2.000488
Bước 2: Chọn Tỉnh, thành phố. Sau đó chọn “Đồng ý”
Bước 3: Chọn “Nộp trực tuyến”
Bước 4: Chọn loại tài khoản đăng nhập
Bước 5: Tiến hành đăng nhập
Bước 6: Hệ thống sẽ tự động chuyển về Cổng thông tin địa phương mà công dân đã chọn tại bước 2. Lúc này, công dân cần làm theo hướng dẫn trên Cổng thông tin của mỗi địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?