Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính y tế như thế nào? Học sinh, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ có những chính sách hỗ trợ?
Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính y tế như thế nào?
Căn cứ vào Mục 9 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2022 đã có yêu cầu như sau:
- Các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo: (1) Đổi mới lề lối làm việc, kỷ cương, kỷ luật hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính (tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp); nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt liên quan tới lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế; (2) Đẩy nhanh và bảo đảm thực chất chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế (khám, chữa bệnh từ xa, thực hiện các thủ tục trên môi trường mạng, kết nối cơ sở cung ứng thuốc, hồ sơ sức khỏe, làm sạch dữ liệu tiêm chủng...).
- Bộ Y tế khẩn trương triển khai, xác định các trọng điểm để tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số trong 2-3 năm tới. Bộ Công an (Cơ quan chủ trì Đề án 06 của Chính phủ) và các bộ, ngành tích cực phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế triển khai thực hiện.
Theo như nội dung trên thì các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần phải đối mới lề lối làm việc, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại của người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các bộ, các ngành và chính quyền địa phương cũng phải đẩy nhanh và bảo đảm thực chất việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế và Bộ Y tế phải khẩn trương triển khai và xác định trong tâm để tập trung thực hiện chuyển đổi số có hiệu quả trong thời gian 2 đến 3 năm tới đây.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính y tế như thế nào? Học sinh, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ có những chính sách hỗ trợ?
Bộ Y tế phải có chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành trong lĩnh vực sức khỏe?
Căn cứ vào Mục 4 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2022 đã có nội dung như sau:
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đặc thù ngành (kể cả giải pháp nhằm giữ và thu hút nguồn nhân lực) đối với cán bộ y tế; chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; chính sách về công nhận liệt sỹ khi hy sinh và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm nhiệm vụ.
- Các bộ, ngành, trước hết là Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng chỉ đạo việc khen thưởng, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các trường hợp vi phạm.
Theo như nội dung trên thì bên cạnh việc nghiên cứu, đề xuất chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế thì Bộ Y tế cũng phải triển khai việc thực hiện chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Ngoài ra, Bộ Y tế cùng phải có biện pháp phù hợp và hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế khi làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó là việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Phát triển công nghiệp dược, vắc xin, trang thiết bị y tế như thế nào?
Căn cứ vào Mục 10 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2022 đã có nội dung như sau:
- Các Bộ: Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ quan tâm, triển khai việc thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp dược trong nước (Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021), nhất là các dự án, chương trình trọng điểm ưu tiên kêu gọi đầu tư; thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhất là về thuốc, vắc xin, sinh phẩm; phát huy lợi thế của nước ta về dược liệu...bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh.
- Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế, thúc đẩy sản xuất trong nước, từng bước bảo đảm tự chủ, kiên quyết không để tình trạng thiếu trang thiết bị ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh.
- Bộ Y tế tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, tham khảo kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý thuốc, trang thiết bị y tế; phát triển công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; lưu ý thúc đẩy các cơ chế hợp tác nhằm tiếp cận sớm các loại thuốc mới.
Như vậy, sắp tới thì Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ để triển khai các chương trình phát triển công nghiệp dược nhất là những dự án, chương trình liên quan đến thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế phải tăng cường hơn nữa việc hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới để đào tạo, nâng cao chất lượng cũng như kinh nghiệm quản lý thuốc, trang thiết bị y tế đồng thời cập nhật và tiếp cận được với các loại thuốc mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?