Đẩy mạnh phân cấp phân quyền gắn với cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: Phấn đấu 100% các thủ tục đạt mức độ 4 trong năm 2022?
Mục tiêu của kế hoạch đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước?
Theo quy định tại Mục I Quyết định 1250/QĐ-BTNMT năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về mục tiêu của kế hoạch đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước cụ thể như sau:
(1) Thể chế hóa đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được nêu tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;
(2) Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Đẩy mạnh phân cấp phân quyền gắn với cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: Phấn đấu 100% các thủ tục đạt mức độ 4 trong năm 2022?
Nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường?
Đối với quy định về nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường thì tại Mục II Quyết định 1250/QĐ-BTNMT năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ đúng quy định của pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời phát huy năng lực, vị trí, vai trò của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
(2) Phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường giữa Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình;
(3) Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn; phù hợp khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực;
(4) Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Bộ với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường?
Tại Mục III Quyết định 1250/QĐ-BTNMT năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường cụ thể như sau:
(1) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, cụ thể:
- Hoàn thiện các quy định phân quyền quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong các lĩnh vực: đất đai; khoáng sản; biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ trong lĩnh vực: biển và hải đảo;
- Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương trong lĩnh vực: biển và hải đảo.
Nội dung định hướng phân cấp, phân quyền lĩnh vực tài nguyên và môi trường và danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền quy định tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
(2) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gắn phân cấp, phân quyền với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên bảo đảm các nguồn lực đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, phấn đấu năm 2022 đạt 100% các thủ tục đủ điều kiện đạt mức độ 4, nâng cao chất lượng công vụ, công chức và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó:
- Các Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ có trách nhiệm rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế cho phù hợp để thực hiện có hiệu quả các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, bảo đảm chuyển giao nhiệm vụ gắn với chuyển giao tổ chức bộ máy và biên chế;
- Bố trí đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để các cơ quan, tổ chức sau khi được sắp xếp, kiện toàn có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(3) Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quản lý trên cơ sở quy hoạch và xác định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật và đã được phân cấp, phân quyền quản lý.
(4) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, phân quyền, trong đó:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nội dung quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;
- Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền.
(5) Triển khai có hiệu quả việc phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?