Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia: Triển khai công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc trên CCCD gắn chíp?
- Thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025
- Kết quả thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Những hạn chế cần phải khắc phục về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
- Nhiệm vụ, giải pháp tới hết năm 2022 trong việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025
Về nội dung thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 thì tại Mục 1 Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022 nêu rõ:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về 3 đột phá chiến lược, trong đó, việc thực hiện Đề án 06 phục vụ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số, cụ thể:
(1) Phát triển hạ tầng chiến lược trong đó có hạ tầng công nghệ thông tin;
(2) Xây dựng thể chế, cơ chế chính sách liên quan đến chuyển đổi số;
(3) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Với phương châm, mọi đối mới, phát triển, cải cách đều phải hướng đến người dân, người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực cho sự phát triển.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia: Triển khai công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc trên CCCD găn chíp? (Hình từ Internet)
Kết quả thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Tại Mục 2 Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022 có liệt kê những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cu thể như sau:
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 125 triệu hồ sơ được đồng bộ, xử lý trên Công Dịch vụ công quốc gia; hoàn thành 21/25 dịch vụ công mức độ 3, 4.
Nhiều dịch vụ công trực tuyến đáp ứng mong đợi của người dân, điển hình như việc đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gần 1 triệu thí sinh đăng ký trực tuyến, đạt tỷ lệ 93,1%, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí cho người dân nếu chỉ tính việc không phải nộp ảnh thẻ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông); việc cấp hộ chiếu trực tuyến, phân cấp đăng ký ô tô, xe máy về cấp huyện, cấp xã của Bộ Công an... (Bộ Công an đã hoàn thành 187 dịch vụ công mức độ 3, 4 trong tổng số 224 dịch vụ công của toàn ngành).
Bên cạnh tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí của người dân, chúng ta đã từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân và doanh nghiệp; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tiếp xúc, giảm nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Việc kết nối, chia sẻ giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh, từng bước hình thành CSDL lớn, hệ sinh thái công dân số, phục vụ quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 11 bộ, ngành, 14 địa phương và 04 doanh nghiệp Nhà nước; CSDL hộ tịch điện tử đã cung cấp gần 7,6 triệu thông tin khai sinh và tiếp nhận số định danh cá nhân từ CSDL quốc gia về dân cư; đồng bộ dữ liệu hơn 92 triệu mũi tiêm phòng COVID-19; thông tin về giáo dục của gần 1,9 triệu công dân; thông tin hộ chiếu của trên 1,3 triệu công dân, thông tin của trên 1 triệu thuê bao di động để giải quyết tình trạng SIM rác; kết nối dữ liệu làm sạch CSDL thông tin tín dụng...
- Tạo lập những nền tảng, cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Bộ Công an hiện đã cấp trên 67 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, bước đầu thí điểm triển khai một số ứng dụng của thẻ căn cước tích hợp thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, xác thực khách hàng cho phép thực hiện giao dịch tại ATM không cần thẻ ngân hàng... Đặc biệt, Hệ thống định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức từ ngày 18 tháng 7 năm 2022, bước đầu hình thành hệ sinh thái công dân số, mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy thanh toán trực tuyển, giao dịch điện tử, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và nhiều tiện ích phục vụ Nhân dân.
Những hạn chế cần phải khắc phục về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Đối với những hạn chế cần phải khắc phục về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số thì tại Mục 3 Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022 chỉ rõ:
- Về chỉ đạo, điều hành, nhiều lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác chuyển đổi số quốc gia nói chung. Vẫn còn đâu đó nhận thức coi Đề án này là “của Công an, lo ngại ảnh hưởng đến quyền lợi của ngành mình mà thực hiện không thực chất, không mạnh dạn đổi mới.
- Về thể chế, còn 03 văn bản quy phạm pháp luật ưu tiên xây dựng, ban hành chậm tiến độ, gồm: Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư hướng dẫn trao đổi thông tin, dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương.
- Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến chưa cao, còn dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất. Hiện còn 04/25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu chưa thực hiện được; tiến độ thực hiện số hóa và điện tử hóa quy trình để cắt giảm bớt các giấy tờ còn chậm, người dân vẫn phải kê khai nhiều lần khi thực hiện các thủ tục hành chính.
- Hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai còn dàn trải, tốn kém; nhiều hệ thống đã đầu tư từ lâu, thiếu đồng bộ, chưa được nâng cấp, không bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, CSDL còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua kiểm tra cho thấy, có 10 hệ thống của các bộ, ngành và 33 địa phương chưa đảm bảo, đáp ứng về an ninh, an toàn thông tin.
Nhiệm vụ, giải pháp tới hết năm 2022 trong việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Đối với nhiệm vụ, giải pháp tới hết năm 2022 trong việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số thì tại Mục 5 Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022 quy định:
Về công tác chỉ đạo, điều hành
- Quán triệt tinh thần, quyết tâm, quyết liệt, kiên trì, chỉ đạo thực hiện Đề án quan trọng này từ Chính phủ đến cấp cơ sở để góp phần tạo đột phá trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia, với quan điểm “chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, việc cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không chung chung, dàn trải”.
- Xác định rõ về mặt nhận thức, Đề án này là Đề án của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị. Bộ Công an với vai trò là cơ quan nòng cốt cùng với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, phải khắc phục tư tưởng cục bộ, cát cứ thông tin, “quyền anh, quyền tôi”, “xin, cho”, tất cả phải hướng đến lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.
- Về cơ chế chỉ đạo, tiếp tục duy trì thực hiện thường xuyên trong thời gian tới, phát huy vai trò Thường trực của Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu từ nay đến hết năm 2022, tạo tiền đề để thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo.
Về hoàn thiện thể chế
- Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai định danh và xác thực điện tử cần phải sửa đổi, bổ sung của các bộ, ngành, địa phương; ưu tiên đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ trên cơ sở để xuất của các bộ, ngành.
- Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chứng thư số cho cá nhân áp dụng phương thức định danh và xác thực điện tử dựa trên dữ liệu dân cư.
Về lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá từ nay đến hết năm 2022
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan lựa chọn những nhiệm vụ cần thiết quan trọng, việc nhỏ nhưng lan tỏa lớn để thực hiện từ nay đến cuối năm 2022.
- Các bộ, cơ quan: Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công an xây dựng phần mềm dịch vụ công liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông tại Đề án 06. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ Công an đôn đốc thực hiện và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vướng mắc, khó khăn.
- Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định trong Đề án và 29 dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Về ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng, CSDL nêu trên và các CSDL chuyên ngành làm sạch thông tin trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông phục vụ chuyển đổi số, phòng chống tội phạm, nhất là đối với các hoạt động: thanh toán không dùng tiền mặt, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; cấp tín dụng đổi với khách hàng cá nhân; cho vay tín chấp; tích hợp các thông tin trên thẻ căn cước công dân và tài khoản định danh điện tử để thay thế các loại giấy tờ công dân khác...; giải quyết dứt điểm một số việc, như: bảo đảm thông tin thuê bao chính chủ, làm sạch SIM rác.
- Bộ Công an hỗ trợ Bộ Y tế thiết lập hồ sơ sức khỏe trên Sổ sức khoẻ điện tử và tích hợp thông tin sức khoẻ cá nhân trên VneID.
- Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp triển khai cấp chứng thư số theo nhu cầu cho cá nhân thông qua quy trình cấp thẻ căn cước công dân, định danh điện tử cho người dân.
- Bộ Công an phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc trên thẻ căn cước công dân găn chíp và trên CSDL quốc gia về dân cư để hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính nghiên cứu, tạo lập tài khoản an sinh xã hội phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp thiên tai, bệnh dịch qua tài khoản..., hỗ trợ công dân trong việc thuê nhà trọ khắc phục tình trạng thông tin không chính xác và hạn chế tiêu cực.
Và còn nhiều những giải pháp khác được quy định cụ thể tại Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022.
Xem chi tiết Thông báo 276/TB-VPCP năm 2022: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?