Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2023 hướng đến những mục tiêu cụ thể như thế nào?
Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2023 hướng đến những mục tiêu cụ thể như thế nào?
Ngày 28/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Căn cứ Mục II Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023, thì mục tiêu của đề án này là:
- Mục tiêu tổng quát:
Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành.
Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.
+ Đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm.
+ Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.
Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2023 hướng đến những mục tiêu cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
5 quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng về Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương là gì?
Căn cứ Mục I Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 thì 5 quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng về Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương là:
- Một là, tái cơ cấu để thực hiện phát triển nhanh và bền vững ngành Công Thương trên cơ sở phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành.
Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và địa bàn để phát huy tối đa lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương trong chuỗi giá trị.
Chủ động, đi trước một bước trong việc thử nghiệm và phát triển các mô hình tăng trưởng mới, khai thác có hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế.
- Hai là, xây dựng năng lực nội tại của ngành Công Thương trên cơ sở tăng cường tự chủ về sản xuất và thị trường để hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính độc lập, thích ứng và chống chịu cao trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài, bảo đảm tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát huy thế mạnh của thị trường trong nước để củng cố nội lực là yếu tố quan trọng gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường bên ngoài để tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chủ động hơn trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ba là, tái cơ cấu ngành Công Thương phải được thực hiện đồng bộ trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo đồng bộ với tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực trọng tâm khác của nền kinh tế.
Đồng bộ hóa các chính sách công nghiệp, năng lượng và thương mại với các chính sách khác để tạo lập các điều kiện cần và đủ cho thực hiện tái cơ cấu ngành, gồm: tài khoá, tiền tệ, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải, xây dựng, hội nhập, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thực thi cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu và các chính sách khác.
- Bốn là, gắn với đổi mới tư duy và hành động tiên phong để thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương. Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và cạnh tranh là động lực của tăng trưởng; đảm bảo thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực;
Đồng thời đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là đột phá; khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao là công cụ; khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng thực hiện tái cơ cấu ngành; xanh hóa ngành Công Thương gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu là mục tiêu mang tính lâu dài, chiến lược.
- Năm là, tái cơ cấu ngành Công Thương phải được thực hiện một cách có trọng tâm, triệt để, quyết liệt với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp uỷ, chính quyền trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở củng cố nhận thức, tăng cường đồng thuận, kết hợp hiệu quả giữa điều phối, phối hợp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ, theo nguyên tắc bám sát thực tiễn, coi trọng thực chất.
Có hệ thống theo dõi, giám sát thông qua các chỉ tiêu cụ thể đo lường kết quả tái cơ cấu và gắn liền với trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ đạt mục tiêu đề ra.
Những giải pháp thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công thương là gì?
Căn cứ Mục IV Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 thì những giải pháp thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công thương là:
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của ngành Công Thương.
Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của ngành Công Thương thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người dân. Đảm bảo phù hợp với bối cảnh mới và các cam kết quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo lập môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao.
- Huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương
- Cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành.
- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững.
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý ngành; tăng cường công tác thông tin và chia sẻ thông tin; nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan về tái cơ cấu ngành Công Thương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?