Đề án tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2024? Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM ra sao?
Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2024?
Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG-HCM dự kiến tuyển sinh 39 ngành đào tạo bậc đại học chính quy với khoảng 5150 chỉ tiêu.
Xem chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2024 tại đây
Đề án tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2024? Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM ra sao? (Hình từ internet)
Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2024 ra sao?
Trường Đại học Bách khoa TPHCM tuyển sinh dựa trên 5 phương thức như sau:
Phương thức 1a. (TTBO) (mã 301): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 1b. (UTXTT) (mã 303): Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXTT) thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2023 (theo quy định của ĐHQG-HCM), chỉ tiêu: 5% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 2. (UTXT) (mã 302): Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM (danh sách 149 trường THPT), chỉ tiêu: 15% ~ 20% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 3 (NNGOAI) (mã 410): Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, chỉ tiêu: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu
Phương thức 4 (PVAN) (mã 414): Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài, chỉ tiêu: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 5 (KHOP) (mã 701): Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT), năng lực khác, hoạt động xã hội, chỉ tiêu: 75% ~ 90% tổng chỉ tiêu.
Lưu ý:
- Đối với thí sinh dự tuyển các chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh, chương trình Tiên tiến, chương trình Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc/ Mỹ/ New Zealand, thí sinh phải đạt điều kiện tiếng anh sơ tuyển IELTS ≥ 4.5/ TOEFL iBT ≥ 34/ TOEIC nghe-đọc ≥ 400 & nói-viết ≥ 200/ Duolingo English Test (DET) ≥ 65/ Linguaskill, PET, FCE, CAE ≥ 153/ PTE ≥ 28.
- Thí sinh khi trúng tuyển các chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh, Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế (Úc/ Mỹ/ New Zealand) cần có chứng chỉ IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC nghe - đọc ≥ 730 & nói - viết ≥ 280 để học chương trình chính khóa.
Nếu chưa có, thí sinh sẽ được xếp lớp học tiếng Anh trong học kỳ Pre-English để đạt chuẩn.
- Thí sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0/ TOEFL iBT ≥ 46/ TOEIC nghe - đọc ≥ 460 & nói - viết ≥ 200 sẽ được quy đổi sang điểm tương ứng của môn Tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển A01, B08, D01, D07.
- Thí sinh có thể tham gia xét tuyển bằng một hay nhiều phương thức khác nhau.
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?