Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần phải thành lập Hội đồng chứng nhận nghề du lịch đúng không?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững ngày 18/05/2023.
Hội đồng chứng nhận Nghề Du lịch là gì?
- Hội đồng chứng nhận Nghề Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá và chứng nhận các nghề du lịch.
- Mỗi nước thành viên sẽ thành lập Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch (TPCB). Hầu hết các nước thành viên đã thành lập một cơ quan công nhận cấp quốc gia cấp chứng chỉ nghề du lịch đảm nhiệm vai trò như TPCB.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần phải thành lập Hội đồng chứng nhận nghề du lịch đúng không? (Hình internet)
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch như thế nào?
Tại Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 nêu rõ nhiệm vụ "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực" bao gồm:
*Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch hướng tới mục tiêu đủ số lượng, cân đối cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm, tổ chức không gian.
- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch, đa dạng các hình thức đào tạo. Chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề du lịch và năng lực quản lý du lịch, đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch toàn cầu. Tăng cường liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo trong đào tạo nhân lực du lịch.
- Thành lập Hội đồng Kỹ năng nghề du lịch trong đó chú trọng các chức năng của Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch phù hợp với yêu cầu trong hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, không để chồng chéo, thêm thủ tục hành chính trong quá trình đào tạo, cấp chứng nhận đào tạo nghề cho nhân lực ngành du lịch.
- Tăng cường nâng cao kỹ năng nghề và bổ sung hình thành các kỹ năng chuyển đổi, các kỹ năng mới, linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của thế giới việc làm đối với nguồn nhân lực du lịch.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ năng lực các cơ sở đào tạo nghề du lịch; triển khai chương trình, đề án hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ lao động nghề du lịch. Phát triển đội ngũ giáo viên và đào tạo viên du lịch; tạo điều kiện để các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát triển nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là thu hút các doanh nhân, nghệ nhân, lao động nghề bậc cao tham gia đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo tại doanh nghiệp du lịch. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực du lịch.
- Ưu tiên nguồn lực cập nhật chuẩn đầu ra các ngành, nghề đào tạo ngành du lịch theo chuẩn quốc tế; đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển đa dạng chương trình đào tạo, giải quyết nhu cầu nhân lực du lịch trong ngắn hạn và dài hạn.
- Đánh giá nhu cầu lao động trong nước và nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật, tạo cơ chế thuận lợi cấp giấy phép lao động nhằm vừa bảo đảm lợi ích, môi trường lao động trong nước, vừa tạo thuận lợi xây dựng cơ chế quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, thu hút người nước ngoài vào Việt Nam lao động.
- Lồng ghép các đề án, dự án phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
*Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, điều chỉnh và bổ sung các mã ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch; triển khai xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực du lịch, khách sạn các trình độ của giáo dục đại học bảo đảm chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực và thế giới; phát triển đội ngũ giảng viên du lịch.
* Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo du lịch.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu triển khai, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đối với các chương trình giáo dục nghề nghiệp trong ngành du lịch.
* UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực cho địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư tại các khu du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng tham gia phục vụ du lịch.
* Hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực quản trị, thực hiện tốt văn hóa doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động, quan tâm xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa và bền vững; nhân viên cởi mở, vui vẻ, lịch sự, mến khách.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu; đa dạng hóa hình thức đào tạo; giáo dục nghề nghiệp trong ngành du lịch thông qua phương thức đối tác công - tư (PPP), nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực ngành du lịch.
Thành lập Hội đồng chứng nhận nghề du lịch để nâng cao chất lượng nguồn nhân lịch ngành du lịch đúng không?
Cũng ại tại Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 nêu rõ một trong những giải pháp để triển khai nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch là phải tiếp tục nghiên cứu, tham mưu chính sách về an sinh xã hội; chính sách về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thành lập Hội đồng chứng nhận nghề du lịch.
Xem chi tiết toàn văn Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?