Đề nghị các cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chấp hành pháp luật theo nội dung hướng dẫn mới của Cục Chăn nuôi?
Ngày 29/6/2023 Cục chăn nuôi đã ban hành Công văn 491/CN-MTCN năm 2023 về việc chấp hành pháp luật về sản phẩm xử lý chất thải.
Đề nghị các cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chấp hành pháp luật theo Công văn mới ban hành của Cục Chăn nuôi?
Tại Công văn 491/CN-MTCN năm 2023 nêu rõ, các cơ sở kinh doanh, sản xuất phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chấp hành pháp luật thực hiện chấp hành pháp luật như sau:
Cụ thể tại quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
Để quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nêu trên không bị gián đoạn, Cục Chăn nuôi đề nghị các tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có sản phẩm đã được công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi:
- Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định tại điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP gửi Cục Chăn nuôi để được thẩm định, đánh giá, cấp chứng nhận trước ngày 13/7/2023.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi thực hiện sản xuất gia công sản phẩm, đề nghị tổ chức/cá nhân gửi Cục Chăn nuôi văn bản thông báo, kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi của đơn vị sản xuất.
- Đến thời hạn 13/7/2023, Cục Chăn nuôi sẽ công bố thông tin danh sách các sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đủ điều kiện để lưu hành trên thị trường để cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi tại các tỉnh/thành phố, nông hộ, trang trại chăn nuôi và các tổ chức/cá nhân liên quan được biết.
Cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với cơ sở sản xuất và sản phẩm không đáp ứng quy định của pháp luật hiện hành.
Đề nghị các cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chấp hành pháp luật theo Công văn mới ban hành của Cục Chăn nuôi? (Hình internet)
Có mấy loại hình quy mô chăn nuôi?
Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:
1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:
- Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
- Chăn nuôi nông hộ.
Xử lý chất thải chăn nuôi được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 59 Luật Chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại:
Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại
1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.
2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Căn cứ Điều 60 Luật Chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ:
Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
2. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Như vậy, quy định về việc xử lý chất thải chăn nuôi cụ thể như thế nào tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi trang trại hay quy mô chăn nuôi nông hộ.
Căn cứ vào quy mô để xác định xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp theo nội dung các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?