Để phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng các Bộ, cơ quan ban ngành cần thực hiện các nhiệm vụ nào?
Bộ công an có nhiệm vụ gì trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
Căn cứ điểm a tiểu mục 7 Mục IV Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 quy định nhiệm vụ của Bộ công an trong công tác tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường trung thực, an toàn, lành mạnh và phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng:
- Xây dựng cơ chế, thiết lập đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mang tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng để hình thành mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành với các bộ, ngành, địa phương, giữa lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng với các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan theo quy định của pháp luật trong thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật trên không gian mạng và chống khủng bố mạng.
- Nâng cấp, phát triển Trung tâm An ninh mạng quốc gia có khả năng giám sát, tổng hợp, thu thập, phân tích dữ liệu lớn toàn bộ hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, hành vi tấn công mạng, hỗ trợ xử lý kịp thời các nguy cơ, thách thức, hành vi xâm phạm an ninh mạng.
- Gắn hoạch định, thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm mạng. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh mạng.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm quốc gia để kịp thời phát hiện, điều phối, ứng cứu cố sự an ninh mạng; thu thập, chia sẻ thông tin về an ninh mạng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, trong nước và thế giới; xây dựng, hình thành nền tảng điều hành, giám sát an ninh mạng thống nhất.
Để phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng các Bộ, cơ quan ban ngành cần thực hiện các nhiệm vụ nào? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ của Bộ thông tin và truyền thông trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
Căn cứ điểm d tiểu mục 7 Mục IV Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ thông tin và truyền thông có nhệm vụ trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng như sau:
- Thúc đẩy phát triển ứng dụng (app) Internet an toàn nhằm bảo vệ người dân trên môi trường mạng.
- Phát triển ứng dụng (app) tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin cho người sử dụng.
- Phát triển Nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thay đổi thói quen, hành vi trên môi trường mang theo các chuẩn mực an toàn.
- Đổi mới phương thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức và thay đổi thái độ của người dân về an toàn thông tin với quan điểm lấy cộng đồng làm trung tâm qua các hình thức như: ứng dụng trên điện thoại, mạng xã hội. Cung cấp cho tổ chức, cá nhân thông tin, cảnh báo, giải đáp thắc mắc về an toàn thông tin mạng tại địa chỉ https://khonggianmang.vn; hỗ trợ công cụ, tiện ích và hướng dẫn xử lý sự cố an toàn thông tin mạng.
- Thiết lập kênh trao đổi, làm việc nhằm khuyến khích, hỗ trợ và xây dựng cẩm nang hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) triển khai giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- Triển khai Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025.
- Chỉ đạo doanh nghiệp nền tảng số xây dựng và triển khai cơ chế để người sử dụng phản ánh, xử lý tin giả, thông tin không đúng sự thực về đất nước, con người Việt Nam.
Bộ quốc phòng có nhiệm vụ gì trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
Căn cứ điểm c tiểu mục 7 Mục IV Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 quy định bộ quốc phòng có nhiệm vụ trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng như sau:
- Nghiên cứu nội dung, hình thức xây dựng Thế trận quốc phòng toàn dân trên không gian mạng gắn với Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng.
- Xây dựng hệ thống giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ xâm phạm quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, góp phần xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh.
- Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý.
- Phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng, hành vi chống phá Đảng, Nhà nước; phòng, chống khủng bố mạng đối với các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý.
Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương cần giám sát, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nền tảng số xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý.
Phát triển các website, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, nhiều tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam.
Phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng là công tác cực kỳ quan trọng vì tội phạm trên không gian mạng rất tinh vi. Do đó cần đẩy nhanh và chất lượng công tác phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?