Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh?

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh?

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh?

Tham khảo "Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh?" dưới đây:

Câu hỏi 1: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. xuôi ngược

B. xan hô

C. xây dựng

D. lao xao

Câu hỏi 2: Câu văn nào dưới đây có từ viết sai chính tả?

A. Mặt trời triếu những luồng sáng qua kẽ lá.

B. Tiếng chuông gió kêu leng keng.

C. Tiếng hát của cô giáo trầm bổng, ngân vang trong lớp học.

D. Mấy cô cậu học sinh đang chăm chú lắng nghe cô giáo giảng.

Câu hỏi 3: Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu câu?

A. Chuyến du lịch rất thú vị và bổ ích.

B. Bạn muốn ăn kem hay ăn bánh!

Câu hỏi 10: Dấu phẩy thích hợp điền vào vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?

"Trước nhà (1) mấy cây bông giấy nở (2) hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng (3) lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng (4) tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua (5) cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang (6) trên bầu trời."

(Theo Trần Hoài Dương)

A. (2) - (4) - (6)

B. (1) - (2) - (4)

C. (1) - (4) - (5)

D. (3) - (4) - (6)

Câu hỏi 4: Câu nào dưới đây là câu khiến?

A. Trời sắp mưa, sấm chớp ì ầm rạch ngang bầu trời.

B. Trời mưa rồi, con đóng cửa vào đi!

C. Ôi, trời mưa to quá!

D. Cơn mưa rào tưới mát đồng ruộng, cây cối.

Câu hỏi 5: Từ bốn tiếng "hợp, thời, hoà, đồng", em có thể ghép được tất cả bao nhiêu từ?

A. 5 từ

B. 2 từ

C. 4 từ

D. 3 từ

Câu hỏi 6: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong khổ thơ sau?

"Sương trắng viền quanh núi

Như một chiếc khăn bông

Ồ, núi ngủ lười không!

Giờ mới đang rửa mặt."

(Thanh Hào)

A. sương - hạt ngọc

B. sương - mây trắng

C. sương - áo choàng

D. sương - khăn bông

Câu hỏi 7: Đáp án nào dưới đây là cặp từ có nghĩa trái ngược nhau dùng để miêu tả hình dáng?

A. cao to - nhỏ bé

B. tròn trịa - xinh đẹp

C. nhát gan - dũng cảm

D. nhẹ nhàng - dịu dàng

Câu hỏi 8: Đáp án nào dưới đây là tục ngữ?

A. Trăm hay không bằng một thấy.

B. Trăm khen không bằng một thấy.

C.Trăm ngàn không bằng một thấy.

D. Trăm nghe không bằng một thấy.

Câu hỏi 9: Câu tục ngữ dưới đây khuyên chúng ta điều gì?

Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

A. Khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm

B. Khuyên chúng ta phải gan dạ

C. Khuyên chúng ta phải biết tự tin

D. Khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn

....

TẢI VỀ Trọn bộ đề thi Trạng Nguyên tiếng việt lớp 3 cấp tỉnh

*Lưu ý: Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh?

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:

(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

(ii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Nhiệm vụ học sinh lớp 3 hiện nay ra sao?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học (học sinh lớp 3) như sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Trạng Nguyên Tiếng Việt
Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án tuần 6 Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 chi tiết và đầy đủ?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng nhập vinucuoitreem suckhoetreem vn cuộc thi Vì nụ cười trẻ em năm 2025? Hướng dẫn tham gia thi Vì nụ cười trẻ em?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột Tuần 2? Đáp án cuộc thi tìm hiểu 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột Tuần 2?
Pháp luật
Toàn bộ đáp án cuộc thi Vì nụ cười trẻ em năm 2025 Tuần 1? Đáp án Tuần 1 cuộc thi trắc nghiệm Vì nụ cười trẻ em 2025?
Pháp luật
Trọn bộ đáp án Cuộc thi Sưu tập tem bưu chính 2025? Đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025? Đáp án Tem Bưu chính 2025 ra sao?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam 2025?
Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam 2025?
Pháp luật
Đáp án tuần 3 cuộc thi tìm hiểu 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột? Đáp án cuộc thi 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột tuần 3?
Pháp luật
Toàn bộ đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Đà Lạt 50 năm ngày giải phóng? Đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đà Lạt?
Pháp luật
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh? Tài liệu ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp tỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạng Nguyên Tiếng Việt
18 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạng Nguyên Tiếng Việt Cuộc thi trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trạng Nguyên Tiếng Việt Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào