Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
- Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của luật sư theo quy định mới nhất như thế nào?
- Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của luật sư được quy định như thế nào?
Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của luật sư theo quy định mới nhất như thế nào?
Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu BDLS-04 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BTP, có dạng như sau:
Tải mẫu Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của Luật sư tại đây: tải
Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2019/TT-BTP về giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của luật sư như sau:
Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
1. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu BDLS-04 do tổ chức quy định tại Điều 4 của Thông tư này cấp.
2. Tạp chí, sách, giáo trình đã được xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
3. Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
Như vậy, giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn của luật sư gồm:
- Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng.
- Tạp chí, sách, giáo trình đã được xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP.
- Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP.
Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP như sau:
Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.
2. Luật sư được tính quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng trong năm đó khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết sách, giáo trình được xuất bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hoặc kỹ năng hành nghề luật sư;
b) Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư; tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này;
c) Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
d) Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài;
đ) Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
3. Luật sư tham gia bồi dưỡng được quy đổi theo quy định tại khoản 2 Điều này thì 01 lần tham gia và hoàn thành được tính bằng 08 giờ thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng.
Như vậy, thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.
- Luật sư được tính quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng trong năm đó khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết sách, giáo trình được xuất bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hoặc kỹ năng hành nghề luật sư;
+ Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư; tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này;
+ Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
+ Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài;
+ Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
Đồng thời, luật sư tham gia bồi dưỡng được quy đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP thì 01 lần tham gia và hoàn thành được tính bằng 08 giờ thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?