Đề xuất 06 trường hợp thu hồi nhà công vụ trong công an nhân dân? Hồ sơ đề nghị bố trí nhà công vụ được quy định thế nào?
Thu hồi nhà công vụ trong công an nhân dân trong những trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 13 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Thu hồi nhà công vụ
1. Các trường hợp thu hồi nhà công vụ:
a) Nhà công vụ bố trí không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chuyển ngành, xuất ngũ, thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân; chuyển công tác đến địa phương khác; nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí;
c) Cán bộ, chiến sĩ đang ở nhà công vụ có nhu cầu trả lại nhà công vụ;
d) Sử dụng nhà công vụ sai mục đích, cho người khác mượn, ở nhờ, thuê một phần hoặc toàn bộ, tự ý cải tạo, sửa chữa, cơi nới hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
e) Cán bộ, chiến sĩ đang ở nhà công vụ chết, mất tích.
f) Nhà công vụ được bố trí nằm trong quy hoạch, xây dựng mới hoặc cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chậm nhất 03 tháng, kể từ ngày nhận thông báo thu hồi nhà công vụ của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, chiến sĩ đang ở nhà công vụ phải có trách nhiệm bàn giao lại nhà công vụ cho đơn vị trực tiếp vận hành nhà công vụ.
3. Nhà công vụ phải thu hồi ngay và cùng thời điểm đối với các trường hợp sau:
a) Bàn giao nhà công vụ ngay và cùng thời điểm cán bộ, chiến sĩ có Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển ngành, xuất ngũ, thôi phục vụ lực lượng Công an nhân dân; chuyển công tác đến địa phương khác, nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
b) Bàn giao nhà công vụ ngay và cùng thời điểm giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ đang ở nhà công vụ chết, mất tích theo quy định tại khoản điểm e Khoản 1 Điều này. Việc bàn giao nhà công vụ trong trường hợp này thuộc trách nhiệm của thân nhân, gia đình của cán bộ, chiến sĩ bị chết, mất tích.
4. Đơn vị trực tiếp vận hành nhà công vụ có trách nhiệm lập Biên bản bàn giao lại nhà công vụ. Biên bản bàn giao lại nhà công vụ cần ghi rõ các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm, lập biên bản;
b) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của bên đại diện quản lý nhà công vụ;
c) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của bên được bố trí sử dụng nhà công vụ;
d) Địa chỉ nhà công vụ;
đ) Lý do bàn giao nhà công vụ;
e) Thời gian bàn giao;
g) Các căn cứ pháp lý ( nếu có);
h) Phụ lục hiện trạng nhà công vụ; trang thiết bị kèm theo ( nếu có);
i) Chữ ký xác nhận của các bên bàn giao nhà công vụ. 5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản bàn giao lại nhà công vụ, đơn vị trực tiếp vận hành nhà công vụ tiến hành tiếp nhận lại nhà công vụ. 6. Khi hết thời hạn theo thông báo, người được bố trí ở nhà công vụ không bàn giao nhà công vụ thì đơn vị trực tiếp vận hành nhà công vụ báo cáo cơ quan quản lý nhà công vụ và cơ quan quản lý người ở nhà công vụ đề nghị thu hồi nhà công vụ. Cơ quan quản lý nhà công vụ xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhà công vụ, thời hạn thu hồi nhà công vụ tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi nhà công vụ có hiệu lực thi hành.
7. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ ở nhà công vụ thuộc diện thu hồi không bàn giao lại nhà ở theo thời hạn quy định thì đơn vị trực tiếp vận hành có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà công vụ xem xét, ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà công vụ theo thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Theo đó, nhà công vụ trong công an nhân dân sẽ bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Đề xuất 06 trường hợp thu hồi nhà công vụ trong công an nhân dân? Hồ sơ đề nghị bố trí nhà công vụ được quy định thế nào?
Nhà ở công vụ trong Công an nhân dân là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về nhà ở công vụ như sau:
- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà công vụ trong Công an nhân dân là nhà được xây dựng trên đất an ninh, từ nguồn kinh phí Nhà nước cấp, dùng để bố trí chỗ ở cho cán bộ, chiến sĩ khi có quyết định điều động, bố trí công tác tại Công an đơn vị, địa phương mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác, bao gồm:
a) Căn hộ chung cư: Được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia.
b) Nhà tập thể được xây dựng theo kiểu nhiều gian/phòng, có công trình phụ khép kín.
Theo đó, nhà ở công vụ trong Công an nhân dân là nhà được xây dựng trên đất an ninh từ kinh phí Nhà nước dùng để bố trí chỗ ở cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
Có 02 loại nhà ở công vụ trong công an nhân dân là căn hộ chung cư và nhà tập thể.
Hồ sơ đề nghị bố trí nhà công vụ trong công an nhân dân gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Điều 12 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Bố trí nhà công vụ
1. Hồ sơ đề nghị bố trí nhà công vụ gồm có:
a) Đơn đề nghị bố trí nhà công vụ (theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục I ban kèm theo Thông tư này) của cán bộ, chiến sĩ, có xác nhận của lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp về thực trạng nhà ở.
b) Bản sao quyết định bố trí, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác của người có nhu cầu ở nhà công vụ có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn Đề nghị bố trí nhà công vụ, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ có nhu cầu ở nhà công vụ phải có văn bản gửi đơn vị quản lý nhà công vụ;
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ có nhu cầu ở nhà công vụ, cơ quan quản lý nhà công vụ có trách nhiệm tổng hợp và thẩm định về đối tượng, điều kiện, lập danh sách cán bộ, chiến sĩ đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Sau khi có quyết định bố trí nhà công vụ của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị trực tiếp vận hành nhà công vụ thực hiện bố trí theo quy định. Quyết định bố trí ở nhà công vụ được gửi cho:
a) Đơn vị quản lý vận hành nhà công vụ;
b) Đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ được bố trí nhà công vụ;
c) Cá nhân cán bộ, chiến sĩ được bố trí nhà công vụ.
Như vậy, khi có nhu cầu được bố trí nhà công vụ trong công an nhân dân thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị bố trí nhà công vụ gồm đầy đủ các thành phần theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?