Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với tài xế Grab, Shipper, người bán hàng online?
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với tài xế Grab, Shipper, người bán hàng online?
Vừa qua, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã được tổ chức tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Về bảo hiểm xã hội bắt buộc: Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng, dự thảo Luật quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng khác, thu nhập ổn định thường xuyên là không phù hợp, vì đây là thẩm quyền quản lý nhà nước của Chính phủ.
Trên thực tế, các đối tượng có thu nhập ổn định như lao động công nghệ (Grap, Shipper, bán hàng online...), số lượng lao động lớn, thu nhập ổn định, thậm trí còn cao hơn cả nhóm lao động phổ thông làm việc trong doanh nghiệp. Tuy nhiên đến nay Chính phủ vẫn chưa có giải pháp kịp thời để đưa đối tượng này tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Do đó, đề nghị quy định ngay trong dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết, có lộ trình cụ thể áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao đông công nghệ (Grap; Shipper…) vào năm 2026.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với tài xế Grab, Shipper, người bán hàng online? (Hình từ internet)
Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm có các đối tượng như sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 57 Luật Việc làm 2013, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định về mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 như sau:
- Đối với người sử dụng lao động:
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội: Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Quỹ bảo hiểm y tế: 3%
+ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5%
- Đối với người lao động Việt Nam:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 8%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 gồm có như sau:
- Mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2023 là 21,5%.
- Mức đóng các loại Bảo hiểm bắt buộc của người lao động là 10,5%
*Lưu ý:
- Mức đóng trên được áp dụng đối với lao động là công dân Việt Nam.
- Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ 01/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Cụ thể, lương cơ sở từ thời điểm này sẽ chính thức bị bãi bỏ. Do đó, có thể mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?