Đề xuất bỏ bản sao Thẻ căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân theo Dự thảo sửa đổi Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế?
Ngày 28/04/2023, Công văn 4289/BTC-TCT năm 2023 của Bộ Tài chính về việc xin ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế và Thông tư 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Xem chi tiết Công văn Tải về
Thế nào là hồ sơ đăng ký thuế lần đầu?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu là hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa có bản sao các giấy tờ còn hiệu lực của cá nhân (bao gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; Hộ chiếu đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài) thì người nộp thuế phải gửi kèm một trong các loại giấy tờ này cùng với hồ sơ khai thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện liên thông thì cơ quan thuế căn cứ vào Phiếu chuyển thông tin của cơ quan quản lý nhà nước gửi đến nếu không có hồ sơ khai thuế.
Đề xuất bỏ bản sao Thẻ căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân theo Dự thảo sửa đổi Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế? (Hình từ Internet)
Năm 2023, đề xuất bỏ bản sao Thẻ căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân theo Dự thảo sửa đổi Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế đúng không?
Căn cứ Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 7 của Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế như sau:
Điều 7. Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
9. Đối với người nộp thuế là cá nhân quy định tại Điểm k, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
a) Cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua cơ quan chi trả thu nhập và có uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập. Trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân tại nhiều cơ quan chi trả thu nhập trong cùng một kỳ nộp thuế, cá nhân chỉ uỷ quyền đăng ký thuế tại một cơ quan chi trả thu nhập để được cơ quan thuế cấp mã số thuế. Cá nhân thông báo mã số thuế của mình với các cơ quan chi trả thu nhập khác để sử dụng vào việc kê khai, nộp thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân gồm: văn bản ủy quyền theo mẫu số 01/UQ-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, Trường hợp cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân, hồ sơ đăng ký thuế gồm: văn bản ủy quyền theo mẫu số 01/UQ-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này và một trong các giấy tờ của cá nhân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân 9 số còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài).
Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
b.1) Nộp tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khẩu trừ thuế. Hồ sơ đăng ký thuế gồm: Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân, hồ sơ đăng ký thuế gồm: Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05- ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao Giấy chứng minh nhân dân 9 số còn hiệu lực đối với cá nhẫn là người có quốc tịch Việt Nam hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
...
Như vậy, theo Dự thảo mới thì khi cá nhân thực hiện đăng ký thuế thì có thể không cần chuẩn bị bản sao thẻ căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế.
Thủ tục chứng thực bản sao Căn cước công dân từ bản chính được quy định ra sao?
Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1329/QĐ-BTP năm 2020 thủ tục chứng thực bản sao CMND/CCCD từ bản chính thực hiện như sau:
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính. Bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?