Đề xuất các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ đối với chi phí quản lý các quỹ bảo hiểm như thế nào?
- Đề xuất việc chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như thế nào?
- Đề xuất việc chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế?
- Đề xuất việc chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm cho cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Đề xuất việc chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như thế nào?
Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Quyết định Quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế về chi thường xuyên giao tự chủ cho hoạt động bộ máy cơ quan bảo hiểm như sau:
Chi thường xuyên giao tự chủ
1. Chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Chi tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước, chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có) hoặc tiền lương theo vị trí việc làm, chúc danh, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước.
b) Chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ chỉ tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Chi bảo đảm hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể và chế độ đối với cán bộ tự vệ theo chế độ quy định;
d) Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi quy định tại khoản 3 Điều này) Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
Theo đó chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp, các khoản phụ cấp;
- Phục vụ hoạt động bộ máy;
- Bảo đảm hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể và chế độ đối với cán bộ tự vệ;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Đề xuất các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ đối với chi phí quản lý các quỹ bảo hiểm? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất việc chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế?
Theo đề xuất tại khoản 2 Điều 11 Dự thảo Quyết định Quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế về chi thường xuyên giao tự chủ cho tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế như sau:
Chi thường xuyên giao tự chủ
...
2. Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối với một số trường hợp đặc thù của ngành thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, thì thực hiện theo phương thức ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, trong đó thỏa thuận mức chi, yêu cầu về khối lượng công việc, nội dung công việc và thời gian thực hiện.
b) Trường hợp tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến tư vấn, đối thoại, tri ân khách hàng; hội nghị biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế: Nội dung và mức chi theo quy định của Nhà nước về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ
...
Theo đó, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối với một số trường hợp đặc thù của ngành thực hiện theo nội dung đề xuất như trên.
Đề xuất việc chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm cho cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Đề xuất tại khoản 3 Điều 11 Dự thảo Quyết định Quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế về chi thường xuyên giao tự chủ cho tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:
Chi thường xuyên giao tự chủ
...
3. Chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành bảo hiểm xã hội; đơn vị sử dụng lao động, cơ sở y tế ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh các khoản chi được nêu trên, Dự thảo còn đưa ra các khoản chi thường xuyên khác được đề xuất tại khoản 4, 5, 6 Điều 11 Dự thảo Quyết định Quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Chi tổ chức thu, chi và quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
- Chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát;
- Chi hoạt động của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?